Loại hình kinh doanh hạt giống ngày càng được nhiều người săn đón. Không chỉ những người nông dân kinh doanh mà các doanh nghiệp lớn cũng dần quan tâm đến loại hình này hơn. Bởi nhu cầu trồng trọt ngày càng nhảy vọt và tăng cao. Từ nông thôn đến thành thị bạn sẽ thấy nhiều hộ gia đình thực hiện trồng cây, nuôi giống. Vậy nếu bạn đang muốn kinh doanh hạt giống hay mở cửa hàng hạt giống cần chú ý 3 bước trong bài viết này để đạt được hiệu quả cao nhất.
Xem nhanh
1. Kinh doanh hạt giống là gì?
Kinh doanh hạt giống là hoạt động kinh doanh liên quan đến việc sản xuất, mua bán và phân phối các loại hạt giống cho nông dân hoặc các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp để họ nuôi trồng. Hạt giống là những giống cây trồng được hình thành hoặc chế tạo và sản xuất đặc biệt để trồng và phát triển thành cây trưởng thành với những đặc tính, chức năng mà con người mong muốn.
Hoạt động kinh doanh hạt giống
Trong kinh doanh hạt giống, các nhà cung cấp hạt giống sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu các hạt giống mới hay cải tiến các hạt giống cũ để đem ra thị trường. Sau đó, nhà cung cấp sẽ bán hạt giống cho người nông dân hoặc người trồng cây để kinh doanh thông qua các kênh phân phối như các cửa hàng nông sản, trang web chính thức hoặc qua hợp đồng mua bán trực tiếp.
2. Lợi ích khi kinh doanh hạt giống
2.1. Tạo nguồn thu nhập ổn định
Kinh doanh hạt giống có thể tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người trồng hoặc các nhà sản xuất. Các hạt giống sẽ được mua bán trong quy mô lớn và có nhu cầu liên tục từ ngành nông nghiệp. Chính vì điều đó sẽ mang lại lợi nhuận cho các công ty cung cấp hạt giống, người dân. Đồng thời, cơ hội kinh doanh hạt giống sẽ phát triển bền vững và ổn định hơn.
Xem thêm: Khám phá 6 ý tưởng kinh doanh nông nghiệp tiềm năng
2.2. Đóng góp vào phát triển nông nghiệp
Nếu hạt giống có chất lượng uy tín và tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu suất cây trồng. Kinh doanh hạt giống đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho nông dân những giống cây mới và cải tiến. Việc này giúp sản lượng nông nghiệp được nâng cao hơn, giảm thiểu tổn thất và tăng cường khả năng chống chịu lại bệnh tật và thiên tai.
Phát triển kinh doanh hạt giống tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
2.3. Bảo tồn di sản nông nghiệp
Kinh doanh hạt giống sẽ đóng góp đôi phần về việc bảo tồn và phục hồi các giống cây trồng truyền thống và đặc sản nông nghiệp. Bằng cách duy trì và phát triển giống cây trồng độc đáo, kinh doanh hạt giống góp phần bảo vệ di sản nông nghiệp và duy trì đa dạng sinh học trong ngành nông nghiệp.
3. 3 bước bắt đầu kinh doanh hạt giống
3.1. Bước 1: Nghiên cứu và lựa chọn cây trồng
Khi bắt đầu kinh doanh hạt giống bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về các loại cây trồng mà có nhu cầu lớn và có tiềm năng trong tương lai. Đồng thời, hạt giống đó cũng đáp ứng với việc sinh sống được ở khu vực bạn đang ở. Để thực hiện được việc này bạn có thể đánh giá nhu cầu của người trồng cây và các xu hướng tiêu dùng hiện tại để xác định loại cây trồng phù hợp.
Ngoài ra, bạn phải xem xét khả năng trồng và điều kiện tự nhiên như khí hậu, môi trường, đất đai xem có phù hợp với hạt giống mình đang muốn kinh doanh hay không. Sau đó phải học các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch hạt giống của từng loại cây trồng để đảm bảo rằng bạn đã có kiến thức về cây trồng và có thể lường trước được các rủi ro.
3.2. Bước 2: Chọn nguồn cung cấp hạt giống tin cậy
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu xem trên thị trường đang có những nhà cung cấp hạt giống uy tín nào. Xem xét chất lượng, đa dạng và sẵn có của hạt giống mà học cung cấp. Bạn phải đảm bảo rằng nhà cung cấp đó đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của bạn.
Nguồn cung đảm bảo giúp cho kế hoạch kinh doanh hạt giống phát triển bền vững
Nếu có khả năng và nguồn lực, bạn có thể xem xét việc tự sản xuất hạt giống để kiểm soát chất lượng và tăng tính độc lập của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi kiến thức và kỹ thuật chuyên môn về sản xuất hạt giống, cũng như cơ sở hạ tầng và thiết bị phù hợp. Nếu không có kiến thức vững bạn sẽ không lường trước được các rủi ro có thể gặp phải.
Xem thêm: 6 kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh thuỷ sản
3.3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hạt giống
Bạn cần lập kế hoạch về sản xuất, tiếp thị và phân phối hạt giống. Xác định mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng và chiến lược tiếp cận thị trường. Đảm bảo rằng kế hoạch của bạn bao gồm các hoạt động quản lý, tài chính và tiếp thị.
Đặt mục tiêu tài chính cụ thể cho doanh nghiệp và xác định kế hoạch tiếp thị để đạt được mục tiêu đó. Đánh giá chi phí sản xuất, quảng cáo, tiếp thị và phân phối để xác định mức đầu tư và lợi nhuận dự kiến. Bạn có thể sử dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu cụ thể cho kế hoạch kinh doanh hạt giống của mình.
Nghiên cứu và tuân thủ các quy định pháp lý và quy định liên quan đến kinh doanh hạt giống. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về các yêu cầu về chất lượng, kiểm định và quy trình phân phối của hạt giống.
Trên đây chúng tôi vừa tổng hợp 3 bước bắt đầu kinh doanh hạt giống. Nếu bạn đang có hướng đi kinh doanh theo hướng này hãy trang bị kiến thức cho mình thật tốt và định hướng được mình cần làm gì khi mới bắt đầu.