Văn hoá doanh nghiệp được coi là yếu tố dẫn đến thành công trong một doanh nghiệp. Chúng đóng vai trò rất quan trọng, được hiểu như đứa con tinh thần mà mỗi doanh nghiệp cần nuôi dưỡng để phát triển hàng ngày. Bởi vậy, để doanh nghiệp có thể xây dựng được văn hoá doanh nghiệp thành công cần biết hiện nay có bao nhiêu mô hình văn hoá doanh nghiệp. Trong bài viết này Shinecombank sẽ bật mí cho bạn 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp có thể bạn chưa biết.
Xem nhanh
1. Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp
Sự thành công của một doanh nghiệp đến từ việc có một nền văn hoá doanh nghiệp tốt. Điều ấy sẽ khiến nhân viên có động lực làm việc và cống hiến cho công ty. Ngoài ra chúng còn giúp thúc đẩy tăng trưởng hiệu suất công việc hiệu quả hơn. Với 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp như hiện nay sẽ có những tầm quan trọng dưới đây.
1.1. Thu hút nhiều khách hàng tiềm năng
Ngày nay, khách hàng thường bị thu hút bởi vẻ đẹp bên ngoài. Nếu doanh nghiệp xây dựng một văn hoá doanh nghiệp chỉnh chu và đồng nhất từ khi thành lập đến khi hoạt động sẽ tự động thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Khi ấy, việc giữ chân khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, văn hoá doanh nghiệp còn liên quan đến việc giao dịch ở bên ngoài và kết nối với khách hàng. Từ đó, mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng càng thêm gắn bó và khăng khít.
1.2. Nhân viên gắn bó lâu dài
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công là khi giữ được nhân viên có thể cống hiến hết mình và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nền văn hoá tốt, theo hướng tích cực thì sẽ thu hút được những người tài và nhân sự có tiềm năng. Muốn xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công cần đưa ra những chế độ hợp lý cho nhân viên hoặc thường xuyên công nhận và khen ngợi những gì họ đã làm được. Ngoài ra, có thể mở ra những cơ hội khác cho nhân viên như việc thăng tiến…
Văn hóa doanh nghiệp đem lại nhiều giá trị to lớn cho tổ chức
1.3. Nâng cao hiệu quả công việc
Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp có thể định hướng cho nhân viên những mục tiêu và kế hoạch đã đề ra hay hướng họ đến những thứ tốt đẹp hơn để thúc đẩy doanh nghiệp đi lên. Người đứng đầu luôn là người có vai trò quan trọng nhất, là người điều hướng nhân viên để họ có thể thực hiện theo đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp
2. 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp
Sau khi đã tìm hiểu về tầm quan trọng của 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp, có thể bạn đã hiểu đôi chút về chúng. Vậy 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp ngày nay có những đặc điểm và ưu, nhược điểm gì? Hãy tiếp tục cùng Shinecombank tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
2.1. Văn hoá gia đình
Mô hình văn hoá gia đình thể hiện sự đoàn kết, đồng thuận để cùng nhau thúc đẩy hiệu suất của công việc tốt hơn. Mô hình này có tính cạnh tranh thấp và tính hợp tác cao theo đúng nghĩa “gia đình”.
Văn hoá gia đình có tính chất khép kín nên phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người đứng đầu sẽ có trách nhiệm điều phối các nhân viên của mình và tạo ra không khí gần gũi, đòi hỏi sự trung thành của mọi người. Đối với mô hình này, người lớn tuổi nhất hoặc có kinh nghiệm nhất sẽ là người nắm vị trí quản lý.
– Ưu điểm: Có sự gắn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp, ít có tính cạnh tranh hay đố kị.
– Nhược điểm: Kìm hãm sự sáng tạo và đổi mới.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo mô hình gia đình
2.2. Văn hoá sáng tạo
Đây là mô hình mang tính sáng tạo, tại nền văn hoá này nhân viên có thể thoả sức trao đổi ý kiến hay sáng tạo ra những ý tưởng mới và độc lạ. Mô hình hướng tới những sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng tốt tới khách hàng. Lãnh đạo sẽ là người định hướng mọi hoạt động và dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra.
Văn hoá sáng tạo có tính cạnh tranh cao hơn văn hoá gia đình. Bởi nhân viên được tự do đưa ra ý kiến và trau dồi kỹ năng của mình nên sẽ có tính áp lực hơn. Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp hướng về công nghệ hay marketing.
– Ưu điểm: Phát huy những cái mới và ý tưởng sáng tạo khác biệt, nhân viên có thể tự nâng cấp bản thân mà không bị trói buộc bởi quy trình nào.
Nhược điểm: Môi trường làm việc cạnh tranh gay gắt, dễ bị áp lực và nản chí nếu không giữ vững được tinh thần. Nếu không có đãi ngộ, lương thưởng hay kế hoạch truyền thông có thể nhân viên sẽ không còn muốn gắn bó với doanh nghiệp nữa.
2.3. Văn hoá thị trường
Trong mô hình văn hoá thị trường, mọi hoạt động đều được đánh giá qua lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nên, việc lựa chọn mô hình này phải dựa vào các kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.
Với mô hình văn hoá doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều người giỏi, mang trong mình tinh thần cạnh tranh cao và hiếu thắng. Người lãnh đạo thường xuyên giao khối công việc yêu cầu cao để nhân viên cố gắng hoàn thành tốt công việc trong môi trường làm việc này.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo mô hình thị trường dựa trên các kết quả mà doanh nghiệp đạt được
Xem thêm: 5 bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả nhất
Ưu điểm:
– Nhân viên nhiệt huyết với công việc.
– Với những người hiếu thắng họ sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, khi ấy hiệu suất công việc sẽ trở nên hiệu quả.
– Mục tiêu mà nhân viên có thể đạt được đó là doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận.
– Đưa doanh nghiệp đến thành công và có lãi.
Nhược điểm:
– Cạnh tranh cao.
– Nhân viên có thể kiệt sức hay căng thẳng.
2.4. Văn hoá phân cấp
Đây là mô hình văn hoá có sự phân chia rõ ràng về cấp bậc và quyền lực của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Trong văn hoá này, quyền lực và kiểm soát tập trung ở người có vị trí cao, họ có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của những người có vị trí thấp hơn họ.
Ưu điểm:
– Các công việc hay hoạt động được xác định rõ ràng với mục tiêu đề ra.
– Nhân viên nắm được những công việc mình cần thực hiện trong doanh nghiệp.
Nhược điểm:
– Môi trường làm việc có thể không đoàn kết, dễ gây xung đột.
– Khó phản ứng với sự thay đổi mới của thị trường.
– Ít chú tâm vào yếu tố con người, thay vào đó là mục tiêu của doanh nghiệp. Việc này có thể gây ra sự chán nản từ nhân viên và họ có thể không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Như vậy, thông qua bài viết này có thể bạn đã hiểu về 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp. Mỗi mô hình sẽ có những đặc điểm khác nhau, để thành công trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần nhiều yếu tố tạo thành. Vậy nên, Shinecombank chúc bạn có thể lựa chọn cho doanh nghiệp mình mô hình văn hoá doanh nghiệp phù hợp.