Văn hoá doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp. Chúng thể hiện những giá trị, hình ảnh của doanh nghiệp mang lại cách nhìn tích cực từ nhân viên và khách hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Bởi chúng được hình thành lên từ nhiều yếu tố khác nhau. Vậy các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Chúng có vai trò gì đối với doanh nghiệp?
1. Vai trò, chức năng của văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Để biết các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp đầu tiên phải xác định được vai trò của chúng.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò là kim chỉ nam cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1. Tạo động lực cho nhân viên
Điều đầu tiên trong văn hoá doanh nghiệp phải ứng dụng trực tiếp với toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp. Việc tạo động lực cho nhân viên sẽ khiến họ có tinh thần làm việc hiệu quả và cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân viên có thể cảm nhận được mình được tôn trọng trong môi trường làm việc.
1.2. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp
Việc này thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp xây dựng và củng cố hình ảnh tốt trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng. Chúng giúp tạo ra một danh tiếng tốt cho doanh nghiệp và tạo nên sự tin tưởng của khách hàng cũng như đối tác.
1.3. Tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
Mỗi một doanh nghiệp đều có một phong cách và mô hình kinh doanh riêng. Vậy nên, xây dựng văn hoá doanh nghiệp có sự khác biệt đem lại nhiều lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Nó giúp tạo ra một môi trường làm việc khác biệt, là nơi mà nhân viên có thể bày tỏ những ý tưởng sáng tạo mới cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp
2. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Biết cách xây dựng văn hoá doanh nghiệp có thể thu hút các nhân tài và nhân viên có tinh thần gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Chúng cần có một chiến lược dài hạn và cụ thể, cần được điều chỉnh qua mỗi năm. Vậy các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần thực hiện như thế nào? Dưới đây là 6 bước được thực hiện nhiều nhất.
2.1. Xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng
Tuỳ vào cách xây dựng hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp đang hướng đến sẽ thực hiện các chiến lược phù hợp để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững. Vậy nên, cần xác định mục tiêu một cách đồng nhất, rành mạch và rõ ràng. Khi đã đề ra một mục tiêu cụ thể sẽ đưa ra chiến lược dài hạn để thực hiện trong khoảng thời gian tới.
Tùy hoàn cảnh và tổ chức khác nhau mà người lãnh đạo đặt ra mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách phù hợp
Ví dụ: Khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần đầu tư vào yếu tố con người trước hay cơ sở vật chất.
2.2. Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Có thể nói đây là một bước đơn giản nhất trong các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Việc xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ định hướng cho nhân viên hay khách hàng về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Chúng cần được xác định một cách cẩn thận và có thể tồn tại lâu dài theo thời gian.
Ví dụ: Doanh nghiệp xác định giá trị cốt lõi của mình là tăng trải nghiệm cho khách hàng thì cần chú trọng đầu tư trong tương lai.
Xem thêm: So sánh các loại hình doanh nghiệp theo Luật mới nhất
2.3. Thường xuyên đánh giá và cải thiện
Việc này không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể xác định được bởi văn hoá doanh nghiệp là một yếu tố hữu hình. Để văn hoá doanh nghiệp phát triển bền vững và ngày càng thành công phải thường xuyên đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp như chất lượng sản phẩm hay dịch vụ đã tốt chưa? thái độ và trách nhiệm của nhân viên như thế nào?
Khi đã xác định được điểm mạnh cần phải biết phát huy chúng và cải thiện được điểm yếu vẫn còn tồn tại. Để xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp thành công cần những kỹ năng quan sát và dự đoán những thiếu sót hay rủi ro có thể gặp phải. Ở giai đoạn này, phải được đánh giá định kỳ để đưa ra các giải pháp kịp thời.
2.4. Xác định vai trò của người lãnh đạo
Người lãnh đạo luôn đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy toàn thể đội ngũ nhân viên. Người đứng đầu phải có tinh thần trách nhiệm cao, dẫn dắt nhân viên đi theo con đường đúng đắn và chỉnh lại cách làm việc cũng như nếp sống cho mọi người. Như vậy, văn hoá doanh nghiệp mới có thể tồn tại mãi theo thời gian. Một người lãnh đạo giỏi sẽ vạch hướng cho nhân viên để họ hiểu mình cần phải làm gì và thay đổi cách nhìn nhận để hoà nhập vào doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất.
Người lãnh đạo đóng vai trò kết nối và định hướng các cá nhân trong tổ chức trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
2.5. Đề ra kế hoạch hành động chi tiết
Đây là bước cuối cùng trong các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng là một bước đóng vai trò rất quan trọng. Khi làm bất cứ điều gì trước tiên phải xây dựng cho mình một bản kế hoạch hành động cụ thể để doanh nghiệp hiểu được mình muốn đi tới đâu và thực hiện chúng như thế nào. Trong kế hoạch hành động sẽ bao gồm các mục tiêu chính, các giai đoạn quan trọng, hoạt động cụ thể doanh nghiệp cần thực hiện. Ngoài ra, cần xác định thời hạn rõ ràng để hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng bạn có thể biết cách thực hiện các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp để doanh nghiệp của mình phát triển một cách bền vững. Khi ấy, doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều nhân tài có tiềm năng và xây dựng hình ảnh đẹp cho khách hàng và các đối tác.