Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển khởi nghiệp Shinecombank

5 mô hình kinh doanh bán lẻ hiệu quả trong thời đại công nghệ 4.0

Mô hình kinh doanh bán lẻ đã tồn tại rất lâu đời và vẫn phát triển cho đến ngày nay, với thời đại công nghệ kỹ thuật số, các mô hình kinh doanh bán lẻ mới cũng ra đời và ngày càng được ưa chuộng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 5 mô hình kinh doanh bán lẻ phổ biến và hiệu quả. Nếu bạn còn đang băn khoăn lựa chọn mô hình kinh doanh bán lẻ nào thì tham khảo ngay bài viết này nhé.

1. Mô hình kinh doanh bán lẻ (Retail) là gì?

Mô hình kinh doanh bán lẻ là một hình thức kinh doanh thương mại tập trung chủ yếu vào tiêu dùng cá nhân, trong đó người mua thực hiện việc mua các sản phẩm với số lượng nhỏ. Bán lẻ (Retail) liên quan đến hoạt động mua sản phẩm từ nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc các công ty bán lẻ, và sau đó bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.

Mô hình kinh doanh bán lẻ là gì?

Mô hình kinh doanh bán lẻ là gì?

                   Xem thêm: 7 bước xây dựng mô hình kinh doanh

Doanh nghiệp bán lẻ có thể có quy mô khác nhau, từ cửa hàng độc lập đến chuỗi cửa hàng với nhiều chi nhánh, bách hóa tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh và nhiều dạng hình khác.

2. Những mô hình kinh doanh bán lẻ hiệu quả

2.1. Mô hình bán lẻ qua cửa hàng

Mô hình kinh doanh bán lẻ qua cửa hàng đã tồn tại từ lâu và vẫn là một mô hình kinh doanh hiệu quả hàng đầu trong thời điểm hiện tại. Đặc điểm đặc thù của mô hình này là cần có cửa hàng cố định để khách hàng có thể mua sắm trực tiếp. Ở Việt Nam, có nhiều hình thức kinh doanh bán lẻ phổ biến như tiệm tạp hóa, cửa hàng chuyên dụng, trung tâm thương mại và siêu thị truyền thống. Đối tượng khách hàng chính của mô hình này là cá nhân hoặc gia đình có nhu cầu mua sắm.

 

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều cửa hàng bán lẻ chuyên kinh doanh các mặt hàng đặc biệt như máy tính, phần mềm, văn phòng phẩm, nhằm phục vụ nhu cầu của các cơ quan và doanh nghiệp. Trong tương lai, mô hình bán lẻ qua cửa hàng vẫn sẽ tiếp tục phát triển và đáp ứng nhu cầu mua sắm thiết yếu của khách hàng. Tuy nhiên, với xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng, các cửa hàng truyền thống cần mở rộng hoạt động kinh doanh trên Internet để đáp ứng sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng.

                     Xem thêm: Kinh doanh theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter

2.2. Mô hình bán hàng online

Ngành kinh doanh bán lẻ đã thay đổi mạnh mẽ sau khi Internet xuất hiện. Internet đã trở thành công cụ quan trọng để kết nối doanh nghiệp, thị trường và khách hàng. Các cửa hàng bây giờ sử dụng kênh thương mại điện tử và mạng xã hội để tiếp cận khách hàng và tăng doanh số. Nhiều cửa hàng kinh doanh cả offline và online. Internet đã mở ra cơ hội mới cho ngành bán lẻ và yêu cầu các cửa hàng phải thích ứng, phát triển chiến lược đa kênh để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh và tiếp cận khách hàng.

Mô hình kinh doanh bán lẻ online

Mô hình kinh doanh bán lẻ online

2.3. Mô hình thông qua bưu chính

Người mua có thể đặt hàng qua điện thoại hoặc trang web và sản phẩm sẽ được giao qua dịch vụ bưu chính. Đây là hình thức mua hàng phổ biến cho những người sống xa khu vực mua sắm, người cao tuổi hoặc những người không muốn mua hàng trực tiếp. Doanh nghiệp bán hàng thường thiết kế và in catalog/tờ rơi, sau đó gửi cho hàng ngàn khách hàng để lựa chọn và đăng ký mua sản phẩm.

                    Xem thêm: Thuế xuất nhập khẩu là gì? Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Bán lẻ qua dịch vụ bưu chính thường được áp dụng cho hàng hóa thông thường, hàng hóa đặc biệt, hàng mới lạ và hàng đặt mua dài hạn như CD, DVD, sách báo, v.v…

Phương thức này yêu cầu có hệ thống nhận đặt hàng và giao hàng cùng việc nắm được địa chỉ của khách hàng để gửi catalog. Ở Việt Nam, các siêu thị điện máy thường tích hợp phương thức bán hàng này để tăng hiệu quả kinh doanh.

2.4. Mô hình nhượng quyền thương mại

Franchise (nhượng quyền) là một mô hình kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà hàng, fast food (đồ ăn nhanh). Mô hình này giúp bên chủ nhượng quyền xây dựng các chuỗi cửa hàng nhằm phân phối hàng hoá và mở rộng thương hiệu. Sự thành công của bên nhượng quyền thương mại đồng nghĩa với thành công của mô hình nhượng quyền.

Mô hình kinh doanh bán lẻ nhượng quyền thương mại

Hiện nay, xu hướng mới trên thị trường là sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng tiện lợi với những thương hiệu lớn như Circle K, Family Mart và Shop & Go. Các cửa hàng này đang mở rộng mạnh mẽ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Trong tương lai gần, mô hình nhượng quyền thương mại sẽ trở nên phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục và đào tạo, dịch vụ giải trí, sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp và đời sống.

2.5. Mô hình không qua cửa hàng

Lĩnh vực bán lẻ trực tuyến này có giá trị lên đến 123 tỷ USD và không yêu cầu một cửa hàng cố định. Giao dịch chủ yếu diễn ra thông qua các phương tiện như truyền hình, internet, máy bán hàng hoặc quầy lưu động. Ngoại trừ máy bán hàng, các hình thức bán lẻ này không có địa điểm cố định để trưng bày sản phẩm.

 

Một ưu điểm của lĩnh vực này là không cần nhập hàng hoặc lưu trữ hàng hóa với số lượng lớn. Bạn có thể chỉ cần nhập hàng mẫu để khách hàng xem hoặc sử dụng ảnh từ nhà cung cấp để hiển thị cho khách hàng. Khi khách hàng quan tâm và đồng ý, bạn sẽ liên hệ để lấy hàng. Tuy nhiên, một nhược điểm của hình thức này là bạn không thể kiểm soát lượng hàng tồn kho, đôi khi khách hàng cần hàng nhưng trong kho đã hết hoặc không còn sản xuất.

 

Trong thời đại công nghệ 4.0 có rất nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau, tuy nhiên ở Việt Nam thì ngành bán lẻ hầu như phổ biến nhất. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh bán lẻ phù hợp. Chúc bạn thành công!

thanh.tl

thanh.tl

Shinecombank

Công ty Shinecombank được thành lập vào ngày 8/3/2020 với tên gọi ban đầu là “Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp”. Sau quá trình đầu tư vào nhiều dự án, công ty đã thành công với 2 dự án lớn trong lĩnh vực ngoại ngữ và giáo dục. Năm 2022, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Tư Vấn, Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp Shinecombank”. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới bắt đầu, công ty đã đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi để thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Với mục tiêu nhân bản 1000 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong ngành giáo dục và hình thành trung tâm đào tạo khởi nghiệp sau 5 năm, công ty đang chuẩn bị cho một hướng đi đột phá trong tương lai.

Bài viết liên quan