Một chiến lược bán hàng tốt không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp mở rộng thương hiệu, khẳng định vị thế trên thị trường. Shinecombank sẽ chia sẻ 6 chiến lược bán hàng mà bất kỳ doanh nghiệp lớn nào cũng áp dụng để tăng doanh số
Xem nhanh
1. Chiến lược bán hàng là gì?
Chiến lược bán hàng là cách tiếp cận có kế hoạch của doanh nghiệp để bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Nó định vị một thương hiệu trên thị trường, tăng khả năng hiển thị thương hiệu, giúp tạo ra tính cách thương hiệu và củng cố thông điệp thương hiệu. Chiến lược bán hàng hiệu quả liên quan đến việc xác định thị trường mục tiêu, đánh giá khách hàng tiềm năng và tạo thông điệp có ý nghĩa cho khách hàng tiềm năng thấy giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chiến lược bán hàng là một phần trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi chiến lược bán hàng hoàn toàn tập trung vào việc tăng doanh thu, chiến lược kinh doanh tập trung vào cả việc tăng doanh thu và giảm chi phí.
2. Các loại hình chiến lược bán hàng
Có nhiều loại chiến lược bán hàng khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố bán hàng khác nhau. Những yếu tố này bao gồm hành vi, hành động, vị trí người mua trong hệ thống bán hàng, xu hướng thị trường hiện tại…
Trong đó, có 2 loại chiến lược bán hàng chính là bán hàng trong nước và ngoài nước.
– Bán hàng trong nước: Chiến lược bán hàng trong nước xoay quanh việc thu hút khách hàng tiềm năng đã bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Bán hàng trong nước tập trung cụ thể vào việc cá nhân hóa quy trình bán hàng theo nhu cầu và mong muốn của người mua. Khi quản lý doanh số bán hàng trong nước, đại diện bán hàng trao quyền cho khách hàng thay vì buộc họ phải mua. Điều này tạo dựng niềm tin và mang lại cho họ cảm giác có quyền lực trong quá trình mua hàng, điều này rất quan trọng đối với điểm bán hàng.
Phân biệt các chiến lược bán hàng
– Bán hàng ra nước ngoài: Trong khi các chiến lược bán hàng trong nước đòi hỏi phải giao tiếp theo yêu cầu, thì các chiến lược bán hàng ra nước ngoài liên quan đến cách tiếp cận bán hàng truyền thống hơn. Với cách tiếp cận bán hàng ra bên ngoài, đại diện bán hàng cần đảm bảo rằng họ không có vẻ tự đề cao và việc chào hàng của họ luôn rất tự nhiên.
Bán hàng ra nước ngoài là một chiến lược bán hàng tích cực hơn, trong đó người bán tìm cách đưa thông điệp bán hàng chung của họ đến một mạng lưới khách hàng tiềm năng rộng lớn hơn là cá nhân hóa thông điệp cho những khách hàng tiềm năng đang cân nhắc mua hàng.
Xem thêm: 7 bước xây dựng chiến lược bán hàng gia tăng doanh số
3. 6 chiến lược bán hàng hiệu quả
Dưới đây là 6 chiến lược bán hàng hiệu quả mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham khảo để định vị thương hiệu của mình trong lòng khách hàng:
3.1. Bán với số lượng có hạn
Đây là chiến lược bán hàng phổ biến mà rất nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng. Chiến lược này tập trung vào việc làm cho sản phẩm trở nên khan hiếm, thúc đẩy sự tò mò và hiếu kỳ của người mua, giúp đẩy mạnh nhu cầu mua hàng và đem về doanh thu cao. Tuy nhiên, để chiến lược này thành công thì sản phẩm của công ty phải đảm bảo có sức hấp dẫn đủ để khách hàng ra quyết định mua nó.
Chiến lược bán hàng giới hạn
Chiến lược này được áp dụng ở bất kỳ ngành hàng nào từ mỹ phẩm, thời trang, ô tô, thực phẩm…Họ sẽ đưa ra một dòng sản phẩm gọi là “Limited Edition” – số lượng có hạn, để kích thích người mua hàng nhanh chóng mua chúng.
3.2. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm
Các gói giảm giá khi mua nhiều sản phẩm được thấy nhiều ở các cửa hàng bán thực phẩm, hoặc trong các siêu thị. Ta sẽ nhìn thấy các gói combo mua 2 tặng 1, hay giảm 10% khi mua 2 sản phẩm trở lên… Đây chính là ví dụ điển hình của chiến lược giảm giá khi mua nhiều sản phẩm.
Việc mua theo combo sẽ giúp khách hàng tiết kiệm một phần tiền so với mua lẻ từng cái một. Chiến lược này khá hữu ích vì nó sẽ tạo một ấn tượng tốt của khách hàng tới thương hiệu.
Xem thêm: 11 sản phẩm kinh doanh online hiệu quả 2023
3.3. Khuyến mãi theo đợt
Chúng ta có thể thấy rất nhiều các chương trình khuyến mại theo đợt hoặc các ngày lễ trong năm với giới hạn thời gian ngắn hạn. Chiến lược này cực kỳ hiệu quả vì nó đánh mạnh vào thị hiếu mua hàng của người tiêu dùng. Hầu như chúng ta đều muốn mua một sản phẩm giảm giá, giá thấp để phù hợp với túi tiền, biết được điều này các công ty thường hay có các chương trình ưu đãi để tăng số lượng khách mua hàng.
Ví dụ như một số chương trình ưu đãi giảm giá cực sốc của Điện máy xanh, Thế giới di động, Media mart…
Giảm giá theo chiến lược khuyến mãi lớn
3.4. Chiến lược bán hàng cùng quà tặng đi kèm
Chắc hẳn mọi người không còn xa lạ với chiến lược bán hàng có quà tặng kèm, nhất là ở những siêu thị thực phẩm, điện máy hay cửa hàng tạp hoá. Chiến lược này sẽ kích thích sự mua hàng của người tiêu dùng vì không ai là không thích hàng “miễn phí” đi kèm cả.
Xem thêm: 6 kênh bán hàng online thu về lợi nhuận “khủng” nhất hiện nay
Nhiều doanh nghiệp sẽ băn khoăn việc chọn lựa quà tặng kèm, hãy lựa chọn những món đồ phổ biến được dùng nhiều và có tính liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ mà công ty đang bán. Ví dụ, hãng mì gói Cung Đình có chương trình mua 2 mì cốc hoặc mỳ hộp được tặng kèm 1 chiếc bát tô. Hay nhãn hàng sữa chua Vinamilk có chương trình mua 1 lốc sữa chua được tặng một chiếc bình giữ nhiệt…
3.5. Chương trình khách hàng thân thiết
Đây là một chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả. Các nhãn hàng thường tạo ra chương trình khách hàng thân thiết hoặc cấp thẻ VIP cho những khách hàng mua sản phẩm nhiều lần. Khi trở thành khách hàng thân thiết, hội viên, mọi người sẽ nhận được những ưu đãi giảm giá đặc biệt hơn. Chiến lược này sẽ thu hút sự quan tâm của khách hàng và tạo ra nhiều khách hàng trung thành hơn.
3.6. Đặt giá lẻ
Có một sự thật là người mua hàng sẽ bị ấn tượng bởi những con số lẻ như 49 hay 99. Và các doanh nghiệp đã áp dụng điều này vào chiến lược đặt giá lẻ của họ. Bởi vậy, thay vì để một chiếc áo có giá 300.000 VNĐ, họ thường để giá 299.000 VNĐ, để kích thích khách hàng mua nó.
Điều này tạo cảm giác cho khách hàng rằng họ mua được món hàng giá rẻ hơn nhưng thực tế thì không hẳn vậy. Khách hàng có xu hướng lựa chọn những thứ mà họ cho rằng giá trị của nó cao hơn chi phí mà họ bỏ ra. Và đây cũng là động lực giúp nhà sản xuất điều chỉnh mức giá thường xuyên, không chỉ giúp tăng doanh số bán sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp có thể “sống sót” trong thị trường cạnh tranh này.
Với 6 chiến lược bán hàng hiệu quả trên, chắc chắn sẽ giúp những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang muốn mở rộng thị trường hãy áp dụng để nhanh chóng tăng doanh số bán hàng và thu về lợi nhuận cao nhé. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!