Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển khởi nghiệp Shinecombank

6 kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh thuỷ sản

6 kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh thuỷ sản

Kinh doanh thuỷ sản là một mô hình được sử dụng phổ biến ở các nơi có vùng biển. Để thực hiện mô hình này đòi hỏi người theo cần trang bị được kiến thức đầy đủ và hiểu sâu trông rộng. Với nhu cầu thị trường ngày nay thì việc kinh doanh thuỷ sản sống là một lựa chọn hết sức hợp lý. Tuy nhiên nếu muốn xâm nhập vào thị trường này bạn cần học hỏi những kinh nghiệm để tránh được một số rủi ro không đáng có. Trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm được 6 kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh thuỷ sản.

1. Kinh doanh thuỷ sản là như thế nào?

Kinh doanh thuỷ sản là một hoạt động mua bán, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm như cá, tôm, hải sản và các sản phẩm chế biến từ chúng. Chúng sẽ bao gồm các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong ao hồ hoặc trên biển, đánh bắt hải sản từ đại dương và các hoạt động chế biến, xuất nhập khẩu và phân phối.

Kinh doanh thủy sản là một trong những lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh của nước ta

Kinh doanh thủy sản là một trong những lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh của nước ta

 

Trong quá trình kinh doanh thuỷ sản, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề liên quan về môi trường và an toàn thực phẩm. Việc này sẽ bao gồm tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường và sử dụng tài nguyên môi trường một cách bền vững và đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

2. Tầm quan trọng khi có kinh nghiệm kinh doanh thuỷ sản

Khi bạn có kinh nghiệm về kinh doanh thuỷ sản sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong ngành thuỷ sản. Đồng thời, có khả năng đưa ra quyết định thông minh cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, bạn sẽ nhận biết và quản lý được các rủi ro đặc thù trong ngành như thay đổi thời tiết, bệnh tật, biến động giá cả và khí hậu.

 

Kinh nghiệm kinh doanh thuỷ sản giúp bạn hiểu về quản lý tài chính và tài nguyên trong ngành này. Bạn sẽ biết cách quản lý nguồn vốn, dự phòng tài chính cho các tình huống khẩn cấp và định giá chính xác cho các sản phẩm thủy sản tươi sống. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hoá sử dụng tài nguyên như nước, thức ăn và không gian nuôi trồng để đạt hiệu quả tốt nhất.

                        Xem thêm: Khám phá 6 ý tưởng kinh doanh nông nghiệp tiềm năng

Không những thế, doanh nghiệp sẽ có khả năng xử lý các vấn đề và đưa ra quyết định trong các tình huống phức tạp. Khi ấy các vấn đề sẽ được doanh nghiệp giải quyết nhanh gọn, sáng tạo và đạt hiệu quả. Đồng thời đưa ra quyết định dựa trên thông tin và kinh nghiệm tích luỹ.

3. 6 kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh thủy sản

3.1. Nghiên cứu và lập kế hoạch

Nếu muốn gia nhập vào thị trường kinh doanh thuỷ sản, bạn phải nắm vững kiến thức về ngành thuỷ sản từ các quy trình nuôi trồng, chăm sóc và thu hoạch đến phân phối và tiếp thị với người tiêu dùng. Tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích các khía cạnh mà nhiều người đang quan tâm để lập kế hoạch chi tiết về các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

3.2. Ứng dụng công nghệ

Sử dụng công nghệ để theo dõi và quản lý mô hình kinh doanh thuỷ sản. Các hệ thống hoạt động như hệ thống giám sát từ xa, cảm biến và phân tích dữ liệu có thể cung cấp thông tin quan trọng về chất lượng nước, sức khoẻ của hệ sinh thái biển và hiệu suất của sản xuất. Việc này sẽ tăng cường quản lý và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu cụ thể, chính xác.

Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh thủy sản giúp cải thiện chất lượng hiệu quả

Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh thủy sản giúp cải thiện chất lượng hiệu quả

3.3. Quản lý nguồn tài nguyên

Khi tham gia vào kinh doanh thuỷ sản, bạn phải đảm bảo sử dụng các tài nguyên như nước, thức ăn và hệ sinh thái biển một cách bền vững. Áp dụng các phương pháp nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả như sử dụng hệ thống tuần hoàn nước, kiểm soát lượng thức ăn và xử lý các chất thải một cách hợp lý.

                        Xem thêm: Tổng hợp các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch phổ biến

3.4. Tuân thủ về quy định về bảo vệ và an toàn thực phẩm

Đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm việc xác định và áp dụng các quy trình và phương pháp phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, đảm bảo sự an toàn và chất lượng cao của sản phẩm thủy sản. Đồ ăn thức uống có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nên doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng về vấn đề an toàn thực phẩm.

Tuân thủ các quy định về thực phẩm là yếu tố giúp kinh doanh thủy sản có thể phát triển bền vững

Tuân thủ các quy định về thực phẩm là yếu tố giúp kinh doanh thủy sản có thể phát triển bền vững

3.5. Đổi mới và tăng cường giá trị

Tìm kiếm cơ hội đổi mới và tăng cường giá trị trong mô hình kinh doanh thủy sản. Điều này có thể bao gồm việc phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm các thị trường tiềm năng, và tạo ra các dịch vụ gia tăng để tăng thu nhập và cạnh tranh. Ngoài ra, sẽ gia tăng xuất – nhập khẩu người dân vùng biển sẽ có mức lợi nhuận cao.

3.6. Liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức

Ngành thủy sản liên tục thay đổi, do đó, người lãnh đạo cần duy trì việc học hỏi và cập nhật kiến thức về các xu hướng mới, công nghệ tiên tiến và quy định mới trong ngành. Thông qua việc liên tục học hỏi, người lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định thông minh và áp dụng các phương pháp hiệu quả nhất cho mô hình kinh doanh thủy sản.

 

Trên đây chúng tôi vừa tổng hợp 6 kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh thủy sản. Mong rằng khi bạn đọc được bài viết này sẽ hiểu thêm về kinh doanh thuỷ sản và rút cho mình những kinh nghiệm quý báu.

thanh.tl

thanh.tl

Shinecombank

Công ty Shinecombank được thành lập vào ngày 8/3/2020 với tên gọi ban đầu là “Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp”. Sau quá trình đầu tư vào nhiều dự án, công ty đã thành công với 2 dự án lớn trong lĩnh vực ngoại ngữ và giáo dục. Năm 2022, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Tư Vấn, Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp Shinecombank”. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới bắt đầu, công ty đã đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi để thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Với mục tiêu nhân bản 1000 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong ngành giáo dục và hình thành trung tâm đào tạo khởi nghiệp sau 5 năm, công ty đang chuẩn bị cho một hướng đi đột phá trong tương lai.

Bài viết liên quan