Mỗi kế hoạch marketing (tiếp thị) bao gồm các mục tiêu mà nhóm sử dụng để đo lường thành công của chiến dịch. Các mục tiêu này có thể là đáp ứng hạn ngạch đến tăng mức độ tương tác của khách hàng đến cải thiện các chỉ số hiệu suất chính. Tuy nhiên, tất cả đều có chung mục tiêu đó là nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng doanh thu và phát triển kinh doanh. Bài viết hôm nay Shinecombank sẽ mách bạn 6 mục tiêu chiến lược marketing quan trọng cho doanh nghiệp, cùng theo dõi nhé!
Xem nhanh
Mục tiêu marketing là gì?
Mục tiêu marketing là một mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được, giúp bạn đáp ứng các mục tiêu kinh doanh rộng hơn của mình. Mục tiêu marketing có thể là bất cứ điều gì từ việc tạo ra khách hàng tiềm năng chất lượng, hay là nâng cao nhận thức về thương hiệu đến tăng giá trị khách hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp.
Một chiến dịch không có mục tiêu rõ ràng về cơ bản là lãng phí tiền bạc bởi vì bạn sẽ không biết cách đo lường tác động hoặc giá trị những chiến lược đã thực hiện.

Tại sao các mục tiêu marketing lại quan trọng?
Các mục tiêu chiến lược marketing rất quan trọng bởi vì chúng sẽ đưa ra phương hướng, mục đích và tầm nhìn cho bộ phận tiếp thị và cả công ty. Bằng cách đặt mục tiêu đo lường, nhóm tiếp thị có thể xác định xem chiến dịch marketing của họ có hiệu quả hay không và có tác động gì tới doanh số bán hàng, hiệu suất hoặc mức độ tương tác khách hàng.
Theo nghiên cứu của Coschedule: “Các nhà tiếp thị đặt mục tiêu có khả năng thành công cao hơn 376% so với những người không đặt mục tiêu. Và 70% trong số những nhà tiếp thị đặt mục tiêu thành công đó đã đạt được chúng.”
mục tiêu marketing quan trọng
Mỗi công ty sẽ có mục tiêu tiếp thị khác nhau phụ thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp. Dưới đây là 7 mục tiêu chiến lược marketing quan trọng mà doanh nghiệp có thể đặt ra:
Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Nâng cao nhận thức về thương hiệu là một trong những mục tiêu của mọi chuyên gia tiếp thị, để khi khách hàng cần dịch vụ hoặc sản phẩm mà tổ chức của bạn cung cấp, họ sẽ nghĩ đến công ty đó trước tiên.
Nhận biết thương hiệu là sự quen thuộc của một cá nhân với tên, hình ảnh và chất lượng của sản phẩm. Một thương hiệu được người dùng nghĩ đến với những trải nghiệm tích cực, thì nhiều khả năng họ sẽ trở thành khách hàng cũ hoặc khách hàng trung thành. Xây dựng thương hiệu cũng mang lại cho người tiêu dùng sự tin tưởng và tín nhiệm đối với công ty của bạn.
Để nâng cao nhận thức về thương hiệu, trước hết bạn cần thiết lập cá tính và màu sắc của thương hiệu, sau đó kết nối với đối tượng mục tiêu ở địa điểm phù hợp, chẳng hạn như mạng xã hội. Một số cách để nâng cao nhận thức về thương hiệu như:
- Chia sẻ các bài viết thú vị về công ty
- Tạo các cuộc thăm dò ý kiến để tương tác với khách hàng
- Đăng bài về giá trị và văn hoá của công ty trên các phương tiện truyền thông
- Chia sẻ các tài liệu miễn phí như video, ảnh, sách điện tử…
- Quảng cáo
- Tổ chức các cuộc thi
- Tài trợ hoặc tham gia các sự kiện lớn
Để đo lường mức độ nhận diện thương hiệu, hãy xem lại các số liệu như lưu lượng truy cập mạng xã hội và mức độ tương tác, hay lưu lượng truy cập trang web.

Tạo khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng chất lượng là những cá nhân có thể trở thành khách hàng mới. Sau khi bạn xác định loại người tiêu dùng có nhiều khả năng trở thành khách hàng nhất, bạn có thể thu thập thông tin liên hệ của họ để bộ phận tiếp thị hoặc bán hàng gửi cho họ thông tin chi tiết và khuyến mãi về sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Bạn có thể tạo khách hàng tiềm năng thông qua:
- Tương tác trên mạng xã hội
- Chương trình khuyến mãi, phiếu giảm giá, miễn phí hoặc các ưu đãi khác
-
Tạo khách hàng tiềm năng, mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
Gia tăng giá trị cho khách hàng
Khách hàng tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xứng đáng với họ so với đối thủ cạnh tranh thì gọi là giá trị khách hàng. Nếu họ tin rằng công ty của bạn cung cấp cho họ một dịch vụ có giá trị, họ có nhiều khả năng trở thành khách hàng cũ, thậm chí giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của công ty bạn cho bạn bè và người thân của họ.
Bạn có thể tăng giá trị cho khách hàng không chỉ bằng cách cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm có chất lượng cao và giá cả cạnh tranh còn bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng đặc biệt hoặc giảm giá sản phẩm cho khách hàng thân thiết.

Cải thiện SEO
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một công cụ tiếp thị kỹ thuật số mà các công ty dựa vào để tăng lưu lượng truy cập trang web và nhận thức thương hiệu. SEO nội dung web của bạn càng tốt, bạn càng có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng trực tuyến. Một số cách để cải thiện SEO như:
- Sản xuất nội dung web mới
- Tối ưu hoá trang web trên thanh công cụ tìm kiếm
- Xây dựng liên kết
- Tìm và khắc phục các sự cố về trang web và URL.

Tăng lượt hiển thị trên mạng xã hội
Mạng xã hội là nền tảng tuyệt vời để thu hút và tiếp cận gần với những khách hàng tiềm năng. Bạn có thể tăng lượng người theo dõi của công ty trên mạng xã hội bằng cách:
- Thường xuyên tương tác với những người theo dõi bằng cách đăng các bài tương tác…
- Hợp tác với các công ty hoặc cá nhân có uy tín khác
- Sản xuất và chia sẻ nội dung chất lượng, thú vị mà thu hút nhiều người theo dõi
- Sử dụng từ khoá để tối ưu hoá tài khoản của bạn
- Sử dụng những hastag để tăng lượng hiển thị của bài viết
- Tạo các cuộc thăm dò, giải đố hay các cuộc thi

Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Chuyển đổi là khách truy cập trang web trở thành khách hàng. Có thể là khách hàng sẽ mua thứ gì đó trước khi họ rời khỏi trang web của công ty bạn. Một số cách để tăng tỷ lệ chuyển đổi bao gồm:
- Sản xuất nội dung được nhắm mục tiêu
- Thêm đánh giá vào trang web
- Thêm chức năng trò chuyện hoặc trợ giúp trực tuyến
- Cam kết sản phẩm/ dịch vụ hoặc yêu cầu hoàn tiền nếu khách hàng không hài lòng…

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu về sự quan trọng của việc đặt mục tiêu chiến lược marketing. Để đặt mục tiêu marketing cho doanh nghiệp, bạn cũng cần xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty để đưa ra mục tiêu phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!
Cùng tham khảo thêm và áp dụng cho doanh nghiệp của bạn 4P Trong Marketing là gì | Marketing Mix ứng dụng trong kinh doanh
Hãy cùng tham khảo thêm về chủ đề hướng dẫn kinh doanh và marketing trong doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp của bạn lớn mạnh hơn….