Lên kế hoạch cho các chiến lược hay còn gọi là hoạch định chiến lược là một trong những vai nhiệm vụ quan trọng nhất của những người quản lý. Hoạch định chiến lược hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu của mình cũng như giúp đội ngũ nhân viên trong công ty làm việc hiệu quả hơn. Trong bài viết hôm nay, Shinecombank sẽ giúp bạn nắm được 7 bước hoạch định chiến lược và cách thực hiện các bước này nhằm giúp hoạt động điều hành và quản lý công ty tốt hơn.
Xem nhanh
Quy trình hoạch định chiến lược là gì?
Mục đích chính của quy trình hoạch định chiến lược là giúp các công ty đặt mục tiêu và có kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó. Hoạch định chiến lược có thể diễn ra ở mọi cấp của một công ty, có thể là những chiến lược mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao muốn thực hiện, cũng có thể là nhà quản lý hoặc leader muốn hoạch định chiến lược để xây dựng và phát triển đội nhóm của họ.
Quá trình hoạch định chiến lược là điều tất yếu đối với sự thành công và lâu dài của một công ty. Với một kế hoạch chiến lược sẵn có, một doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực và tài nguyên của mình một cách hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu.

7 bước hoạch định chiến lược
Dưới đây là 7 bước hoạch định chiến lược
1. Xác định tầm nhìn và sứ mệnh
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước tiên quyết cho việc lập kế hoạch chiến lược. Bạn cần xác định tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp bằng cách thu thập thông tin trực tiếp từ các bên liên quan khác như Cổ đông, khách hàng, nhân viên,…Đồng thời bạn cũng có thể sử dụng các bản mẫu để đánh giá cách các bên liên quan nghĩ gì về công ty của bạn nhằm tìm hiểu xem hành động của họ có phù hợp với mục tiêu của công ty hay không.
- Sứ mệnh: lý do cho việc hình thành nên công ty
- Tầm nhìn: mục tiêu mà công ty hướng tới, có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn

2. Phân tích SWOT
Một trong 7 bước hoạch định chiến lược không thể thiếu đó là phân tích SWOT. Tức là bạn cần phân tích kỹ về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty trong thị trường cạnh tranh ngày nay.
Để kế hoạch chiến lược hoạt động hiệu quả, bạn cần phân tích những chuyển động của thị trường và sự thay đổi về thị hiếu của người dùng trong những năm gần đây để đưa ra hướng đi chính xác. Đồng thời dự doán sự thay đổi trong những năm tới để phù hợp với mục tiêu và định hướng của công ty.

3. Phát triển và lựa chọn các phương án chiến lược
Bạn có thể phát triển các phương án chiến lược dựa vào thông tin ở bước 1 và bước 2 sau khi đã phân tích. Mỗi một chiến lược khả thi đều quan trọng, vì vậy bạn có thể sử dụng các công cụ thích hợp để nghiên cứu và phân tích rồi chọn ra một vài chiến lược khả thi trong số đó.
Khi phát triển các phương án chiến lược, hãy cân nhắc một số yếu tố như:
- Các tài nguyên và nhân lực bạn sẵn có
- Chính sách của công ty mà bạn cần hoặc sẽ phải thực hiện
- Các cấp quản lý sẽ tương tác với kế hoạch như thế nào?
Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các yếu tố:
- Môi trường chính trị và xã hội
- Tiến bộ công nghệ
- Cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác

4. Đặt mục tiêu chiến lược
Đặt mục tiêu là bước quan trọng trong việc hoạch định chiến lược. Các mục tiêu có thể được đặt cho toàn doanh nghiệp hay các bộ phận riêng, tuỳ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp.
Mục tiêu cho một tổ chức có thể chung chung, nhưng khi bạn đặt mục tiêu cho một bộ phận, bạn cần phải chi tiết và cụ thể để nhân viên trong mỗi bộ phận của công ty hiểu những gì họ cần làm. Ví dụ: mặc dù tăng lợi nhuận có thể là mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng các bộ phận riêng lẻ sẽ cần các mục tiêu chi tiết hơn liên quan đến việc tăng lợi nhuận.
5. Thiết lập phân bổ nguồn lực
Các nhà lãnh đạo hoặc quản lý có thể chọn các nhân sự chủ chốt và để cá nhân đó thực hiện nhiệm vụ. Tránh dồn một công việc cho một cá nhân vì điều này có thể dẫn đến quá tải công việc và hiệu suất làm việc kém.

6. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ
Sau khi biết mình sẽ thực hiện kế hoạch nào, bạn cũng có thể cần phát triển một kế hoạch phụ để giúp bạn thiết lập kế hoạch chính. Các kế hoạch phụ sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của bạn, vì vậy bạn nên ghi nhớ các mục tiêu của mình trong khi phát triển kế hoạch bổ sung này.
Nếu mục tiêu của bạn là để công ty tung ra một sản phẩm mới, kế hoạch chính của bạn có thể bao gồm các bước, chẳng hạn như nghiên cứu sản phẩm, phát triển kế hoạch tiếp thị và sắp xếp sản xuất. Kế hoạch phụ sẽ bao gồm tất cả các bước bạn cần thực hiện để hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch chính.
Ví dụ: Bạn cần mở rộng nhóm nghiên cứu sản phẩm của mình, thì thuê nhân viên mới có thể là một bước trong kế hoạch phụ của bạn. Tương tự, bạn cần thuê một nhóm nghiên cứu sản phẩm vì công ty của bạn chưa có. Hơn nữa, bạn cần tăng khả năng sản xuất của công ty vì các cơ sở hiện tại của bạn không phù hợp với sản phẩm mới. Hãy thiết lập một kế hoạch phụ là tổ chức đào tạo nhân viên. Bởi cho dù bạn đang cố gắng tung ra một sản phẩm mới hay muốn tăng doanh thu của sản phẩm hiện tại, nhân viên của bạn có thể sẽ cần được đào tạo thêm trước khi công ty có thể đạt được những mục tiêu này.

7. Thực hiện kế hoạch chiến lược
Bước cuối cùng trong 7 bước hoạch định chiến lược là thực hiện kế hoạch. Khi đến thời hạn thực hiện kế hoạch, các nhà quản lý sẽ dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm của họ để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp phức tạp, các nhà quản lý sẽ cần dành thời gian cần thiết để đảm bảo đội ngũ nhân viên của họ hiểu được trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi người, đảm bảo mọi người kết nối với mục tiêu lớn hơn. Tất cả nhân viên cần làm việc cùng nhau để làm cho dự án thành công trọn vẹn.

Trên đây là 7 bước hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp mà Shinecombank muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích bạn trong việc lập ra kế hoạch chiến lược phù hợp với mục tiêu của công ty.
Fanpage: Shinecombank