Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển khởi nghiệp Shinecombank

7 bước xây dựng mô hình kinh doanh

Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay, việc xây dựng một mô hình kinh doanh thành công là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Để giúp bạn trên hành trình này, chúng tôi đã tổng hợp 7 bước quan trọng để xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả và bền vững, cùng theo dõi nhé!

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Thuật ngữ “Mô hình kinh doanh” trong tiếng Anh được dịch là “Business Model”. Đây là khung nhìn về cách một công ty tạo ra và cung cấp giá trị cho khách hàng trong quá trình kiếm thu nhập. Mặc dù khái niệm về mô hình kinh doanh có thể khác nhau tùy thuộc vào quan điểm và mục đích của từng người, nhưng nó trở nên phổ biến từ những năm 90 của thế kỷ 20.

Định nghĩa về mô hình kinh doanh

Định nghĩa về mô hình kinh doanh

                       Xem thêm: 5 chiến lược kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp

Tạo lập một mô hình kinh doanh đòi hỏi khái niệm trừu tượng và chưa có sự thống nhất do mỗi người có cách tiếp cận riêng. Tuy nhiên, điểm chung trong việc xây dựng mô hình kinh doanh là tạo ra giá trị cho công ty, khách hàng và xã hội. Để triển khai mô hình kinh doanh thành công, bạn cần xác định những yếu tố mang lại lợi ích lâu dài, như thúc đẩy sự trung thành của khách hàng hay duy trì hợp tác với đối tác.

 

Trong cuốn sách “The New, New Thing”, Michael Lewis đã viết: “Mô hình kinh doanh là kế hoạch để kiếm tiền.” Tuy nhiên, cách mà bạn kiếm tiền chưa chắc đã là toàn bộ mô hình kinh doanh.

 

Ví dụ, yếu tố quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh của Mixue là hệ thống nhượng quyền mà đã giúp thương hiệu này đang trở nên nổi tiếng và được biết đến nhiều ở Việt Nam.

2. Vì sao xây dựng mô hình kinh doanh lại quan trọng?

Mô hình kinh doanh sẽ định hướng cho bạn cái nhìn tổng quan về cách thức hoạt động và kinh doanh của công ty bạn.

 

Để đạt được sự phát triển bền vững và cạnh tranh trên thị trường, việc xác định một mô hình kinh doanh hiệu quả và độc đáo là rất quan trọng, ngay từ khi bạn có ý tưởng kinh doanh.

 

Ngoài ra, sự tiến bộ liên tục trong các mô hình kinh doanh đang thay đổi diện mạo của nền kinh tế với quy mô lớn và tốc độ chóng mặt.

                      Xem thêm: 8 bước hoạch định chiến lược kinh doanh dẫn tới thành công

Hãy nhớ đến iPod, một thiết bị nghe nhạc kỹ thuật số, và cửa hàng nhạc trực tuyến iTunes.com. Nhờ sự kết hợp này, Apple đã tạo ra một cuộc cách mạng trong mô hình kinh doanh và trở thành đội ngũ dẫn đầu trong lĩnh vực nhạc trực tuyến.

 

Dù bạn là một người khởi nghiệp hay chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc xây dựng một mô hình kinh doanh sáng tạo và khả thi sẽ tạo nên điểm mạnh khi bạn cần huy động vốn từ các nhà đầu tư.

3. 7 bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

3.1. Xác định nhu cầu khách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp

Xác định khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên trong việc xây dựng mô hình kinh doanh. Điều này đảm bảo việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, cần cân nhắc phân bổ phòng ban và nguồn lực cho hoạt động của doanh nghiệp.

Nhu cầu khách hàng và mục tiêu doanh nghiệp trong mô hình kinh doanh

Nhu cầu khách hàng và mục tiêu doanh nghiệp trong mô hình kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh và nhu cầu khách hàng phải phù hợp. Đảm bảo rằng mục tiêu tăng doanh thu không xung đột với giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ đối với khách hàng. Sự phù hợp này là cần thiết để đạt được thành công trong kinh doanh.

3.2. Giải quyết nhu cầu khách hàng 

Sau xác định khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần định rõ sản phẩm/dịch vụ nào sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sau đó, sản phẩm/dịch vụ đó cần được thử nghiệm và nghiên cứu để đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

 

Mô tả gói sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cho một phân khúc khách hàng cụ thể là cần thiết để tạo giải pháp mang đến giá trị cho khách hàng.

3.3. Các kênh kinh doanh

Các kênh kinh doanh giúp công ty tương tác và tiếp cận khách hàng, cung cấp giải pháp giá trị và tạo ra doanh thu. Mỗi kênh cần có chiến lược hỗ trợ về giá, tiếp thị, phân phối và duy trì để hoạt động hiệu quả và phù hợp với thị trường.

                 Xem thêm: 6 chiến lược bán hàng hiệu quả nhanh chóng

3.4. Lấy lời khuyên từ các chuyên gia

Nhóm tư vấn chuyên gia bên ngoài sẽ cung cấp ý kiến khách quan và kết nối quan trọng để thiết lập kênh phân phối và bán hàng. Lời khuyên từ những chuyên gia này giúp mô hình kinh doanh của bạn trở nên hướng dẫn và thiết thực hơn, dựa trên sự hiểu biết và nghiên cứu chuyên sâu của họ.

3.5. Xây dựng và triển khai kế hoạch

Lập kế hoạch kinh doanh giúp kiểm tra chi phí, chất lượng và giá cả, cùng với các biện pháp khắc phục rủi ro. Kế hoạch chi tiết và mục tiêu rõ ràng sẽ tăng khả năng thực hiện. Thử nghiệm thực tế giúp tránh rủi ro. Thử nghiệm trên quy mô nhỏ giúp đánh giá hiệu quả trước khi triển khai thực tế.

3.6. Lắng nghe phản hồi từ khách hàng

Phản hồi từ khách hàng cung cấp thông tin quý giá về trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Dựa trên đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh mô hình kinh doanh hiện có hoặc thay đổi để phù hợp với thực tế và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

mô hình kinh doanh-3

Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng 

3.7. Tham gia vào các hội nhóm trong ngành

Tham gia vào hiệp hội doanh nghiệp quốc gia hoặc khu vực tạo niềm tin và được công nhận về mô hình kinh doanh và sản phẩm của bạn, đồng thời tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong sự cạnh tranh với các đối thủ.

 

Trên đây là 7 bước tạo lập mô hình kinh doanh mà bạn nên biết. Với 7 bước này, bạn có thể xây dựng một mô hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu lâu dài mà mình đặt ra. Bên cạnh đó, hãy tham khảo thêm các kiến thức kinh doanh khác trong website của chúng tôi để hoàn thành một mô hình kinh doanh hoàn hảo cho mình. Chúc các bạn thành công!

thanh.tl

thanh.tl

Shinecombank

Công ty Shinecombank được thành lập vào ngày 8/3/2020 với tên gọi ban đầu là “Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp”. Sau quá trình đầu tư vào nhiều dự án, công ty đã thành công với 2 dự án lớn trong lĩnh vực ngoại ngữ và giáo dục. Năm 2022, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Tư Vấn, Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp Shinecombank”. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới bắt đầu, công ty đã đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi để thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Với mục tiêu nhân bản 1000 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong ngành giáo dục và hình thành trung tâm đào tạo khởi nghiệp sau 5 năm, công ty đang chuẩn bị cho một hướng đi đột phá trong tương lai.

Bài viết liên quan