Hoạch định chiến lược luôn là công việc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn đứng vững trên thị trường cạnh tranh như ngày nay. Để công ty phát triển đúng hướng cần phải xây dựng chiến lược thông minh và chắc chắn. Vậy làm thế nào để hoạch định chiến lược? Hãy tham khảo 8 bước hoạch định chiến lược trong bài viết dưới đây.
1. Hoạch định chiến lược là gì?
Hoạch định chiến lược hay còn gọi là lập kế hoạch chiến lược là một quá trình trong đó các nhà lãnh đạo của một tổ chức/ công ty xác định tầm nhìn của họ đối với tương lai và xác định các mục tiêu của tổ chức của họ. Quá trình này bao gồm việc thiết lập trình tự thực hiện các mục tiêu đó để tổ chức có thể đạt được tầm nhìn đã đề ra.
Lập kế hoạch chiến lược thường đại diện cho các mục tiêu trung hạn đến dài hạn với vòng đời từ ba đến năm năm, mặc dù nó có thể kéo dài hơn. Điều này khác với việc thiết lập kế hoạch kinh doanh, vốn thường tập trung vào các mục tiêu chiến thuật, rút ngắn thời hạn, ví dụ như cách phân chia ngân sách. Thời gian của một kế hoạch kinh doanh có thể từ vài tháng đến vài năm.
Các tổ chức tiến hành hoạch định chiến lược theo định kỳ để xem xét sự ảnh hưởng của việc thay đổi về điều kiện kinh doanh, ngành, pháp lý và quy định. Một kế hoạch chiến lược có thể được cập nhật và sửa đổi tại thời điểm đó để phản ánh bất kỳ sự thay đổi chiến lược nào.
Xem thêm: Phương pháp hoạch định chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
2. 8 bước hoạch định chiến lược kinh doanh
Dưới đây là 8 bước hoạch định chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp nào cũng cần biết:
Xem xét tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
Đây là bước đầu tiên trong 8 bước hoạch định chiến lược. Hãy luôn ghi nhớ tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp trong khi hoạch định chiến lược bởi sứ mệnh sẽ là lời nhắc nhở về năng lực cốt lõi của công ty, còn tầm nhìn sẽ định hướng cho việc bạn tạo mục tiêu cho công ty của mình.
2.1. Tiến hành phân tích SWOT
Một bước tiếp theo trong 8 bước hoạch định doanh nghiệp là tiến hành phân tích SWOT, bạn cần biết mình đang ở đâu để xác định nơi bạn muốn đến và bạn sẽ đến đó bằng cách nào. Nhìn vào bên trong doanh nghiệp của mình và thị trường bên ngoài kia để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa đối với doanh nghiệp của bạn. Sau đó, hãy quyết định yếu tố nào đáng để bạn tập trung và sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
2.2. Phác thảo mục tiêu
Mục tiêu của một doanh nghiệp nên cụ thể, đồng thời bạn cũng nên xem xét các mục tiêu dài hạn có thể đạt được trong một năm, hai hoặc ba năm, năm hoặc 10 năm. Ví dụ, đối với mục tiêu “muốn tối đa hoá doanh số bán hàng”, bạn cần phân tích doanh số bán hàng năm ngoái, xem xét thị trường và xem xét các kế hoạch hành động của mình để xác định mức tăng doanh số nào có thể đạt được. Bên cạnh đó, cần đề ra mục tiêu cụ thể là tăng doanh số bán hàng 10% hàng năm hoặc thêm 170.000 đô la vào cuối tháng 12, v.v
Xem thêm: Hoạch định chiến lược marketing là gì? 5 bước để thành công
2.3. Xác định nhu cầu nhân sự
Lên kế hoạch về nguồn lực lao động chính đối với doanh nghiệp của bạn. Có thể bạn sẽ cần bổ sung thêm số lượng nhân viên hoặc lọc bỏ một số bộ phận mà bạn nghĩ là không cần thiết. Hãy cân nhắc thật kỹ và giữ lại bộ phận mà bạn thấy quan trọng. Thiết lập một bộ máy hành chính nhân sự là điều cần thiết để vững chắc nội bộ công ty.
2.4. Xác định tài nguyên của bạn
Đây là một trong 8 bước hoạch định chiến lược quan trọng. Việc phát triển doanh nghiệp của bạn đòi hỏi một khoản đầu tư nào đó – cho dù đó là nhân sự, tiền bạc, quá trình đào tạo, thời gian, thông tin và nhiều thứ khác. Dành thời gian này để xác định nguồn lực nào sẽ bị ảnh hưởng khi theo đuổi mục tiêu của bạn và yêu cầu phác thảo nhu cầu đó. Điều quan trọng là phải rõ ràng về những gì bạn cần để hoàn thành mục tiêu của mình.
2.5. Đánh giá và so sánh các phương án
8 bước hoạch định chiến lược sẽ không thể thiếu đánh giá và so sánh các phương án với nhau. Hãy cho phép tất cả mọi người được đưa ra ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp. Sau đó hãy phân tích từng ý tưởng được đưa ra, cân nhắc và so sánh các ý tưởng đó với nhau để lựa chọn ra phương án hợp lý nhất. Hãy suy nghĩ về nhiều thứ hơn là chi phí tài chính, xem xét chi phí thực tế và chi phí cơ hội.
2.6. Hoạch định kế hoạch phụ trợ
Bước tiếp theo đó chính là hoạch định kế hoạch phụ trợ đi kèm. Kế hoạch phụ trợ chỉ là những kế hoạch bổ sung và củng cố cho kế hoạch chiến lược ban đầu của doanh nghiệp. Đôi khi nó cũng là giải pháp thay thế nếu có bất kỳ thay đổi hay biến động nào xảy ra. Vì vậy, ngoài hoạch định chiến lược kinh doanh chính, doanh nghiệp cũng cần bổ sung các kế hoạch phụ trợ kèm theo.
2.7. Hoạch định ngân quỹ
Bước cuối cùng trong 8 bước hoạch định chiến lược là hoạch định ngân quỹ. Tất cả các phương án đưa ra cần đáp ứng và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khó có thể thực hiện một phương án vượt quá khả năng chi trả vì có thể đem lại một số rủi ro. Hãy tính toán khả năng chi trả, lợi tức, chi phí…trước khi đưa ra quyết định.
Trên đây là 8 bước hoạch định chiến lược mà mỗi doanh nghiệp nên nắm rõ. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích đối với bạn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Các bài viết chủ đề kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KHỞI NGHIỆP SHINECOMBANK
- Hotline:037 998 9286
- Số 164 Phố Hoàng Ngân, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Website: https://shinecombank.vn
- Fanpage: SHINECOMBANK | Facebook