Chiến lược truyền thông là một việc làm cần thiết và quan trọng nhằm định hướng mọi hoạt động truyền bá thông điệp của doanh nghiệp tới cộng đồng. Một chiến lược truyền thông hiệu quả không chỉ tạo ra sự tín nhiệm trong mắt khách hàng mà nó còn mang lại nhiều giá trị lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy chiến lược truyền thông là gì? Cùng Shinecombank tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Xem nhanh
1. Chiến lược truyền thông là gì?
Hiểu đơn giản thì chiến lược truyền thông là một kế hoạch truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu đã xác định trước đó của doanh nghiệp. Một chiến lược truyền thông cần làm rõ các tiêu chí như: thông điệp được truyền tải tới ai? Tại sao lại muốn truyền tải thông điệp ấy tới họ? Doanh nghiệp sẽ truyền tải thông điệp ấy như nào và vào thời gian nào? Nên sử dụng hình thức giao tiếp nào? Nên sử dụng kênh nào để chia sẻ thông điệp đó?
Xem thêm: Hoạch định chiến lược marketing là gì? 5 bước để thành công
2. Sự khác biệt giữa chiến lược truyền thông nội bộ và bên ngoài
Có nhiều loại chiến lược truyền thông khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại chiến lược truyền thông phổ biến nhất là: chiến lược truyền thông nội bộ và chiến lược truyền thông bên ngoài.
Truyền thông nội bộ và bên ngoài khác nhau thế nào?
– Truyền thông nội bộ – trao đổi thông tin và ý tưởng trong chính công ty. Trong giao tiếp nội bộ, tin nhắn có thể được trao đổi qua liên hệ cá nhân, điện thoại, email, mạng nội bộ hoặc các nền tảng/ ứng dụng giao tiếp hiện đại khác.
– Giao tiếp bên ngoài – trao đổi thông tin cả trong chính công ty và bên ngoài công ty. Mục tiêu chính của giao tiếp bên ngoài là thông báo cho cộng đồng về một thông điệp quan trọng về công việc hay chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức.
3. 8 bước xây dựng chiến lược truyền thông
Dưới đây là quy trình 7 bước để viết một kế hoạch truyền thông hoàn hảo:
3.1 Đánh giá thông tin liên lạc hiện tại
Trước khi viết một kế hoạch truyền thông, hãy đánh giá các tài liệu truyền thông và cách tiếp thị hiện tại của tổ chức. Những tài liệu này có thể bao gồm thông cáo báo chí, bản tin email, đồ họa truyền thông xã hội, tài liệu quảng cáo hoặc thư trực tiếp…và đánh giá xem phối hợp chúng lại như thế nào để tạo ra một thông điệp cho thương hiệu.
Bên cạnh đó, công ty cũng nên xem xét các số liệu marketing để giúp đánh giá chiến lược truyền thông hiện tại của mình, bao gồm:
– Số lượt tương tác trên mạng xã hội
– Lưu lượng truy cập trang web
– Tỷ lệ chuyển đổi
– Lưu lượng truy cập website từ trang khác
– Lượt đăng ký email
3.2. Thiết lập mục tiêu
Việc đặt mục tiêu là rất quan trọng để doanh nghiệp hiểu mình đang muốn làm gì cũng như kết quả muốn đạt được. Sử dụng phương pháp SMART để đặt các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và kịp thời cho kế hoạch truyền thông. Tùy thuộc vào các kế hoạch khác nhau, doanh nghiệp có thể làm việc trực tiếp với các bên liên quan khác để thiết lập mục tiêu.
Áp dụng phương pháp SMART giúp đặt mục tiêu cho chiến lược truyền thông
3.3. Tóm tắt chiến lược
Khi đã đặt mục tiêu của kế hoạch truyền thông, hãy viết một tuyên bố ngắn gọn để tóm tắt mục đích của chiến lược. Trong phần này, doanh nghiệp cần xác định chi tiết loại chiến lược truyền thông, mô tả thông điệp muốn truyền đạt và giải thích các mục tiêu của chiến lược.
Xem thêm: 7 bước xây dựng chiến lược bán hàng gia tăng doanh số
3.4. Xác định đối tượng mục tiêu
Doanh nghiệp cần xác định đối tượng mục tiêu để biết cách tạo thông điệp phù hợp. Hãy xem xét các bên liên quan như khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư hoặc các phương tiện truyền thông. Sau đó nghiên cứu đối tượng mục tiêu để hiểu nhân khẩu học và nội dung mà khách hàng thích. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu trong thông điệp để kết nối với đối tượng mục tiêu.
3.5. Viết thông điệp chính
Tạo danh sách các thông điệp chính cho kế hoạch truyền thông. Danh sách này phác thảo thông tin mà doanh nghiệp muốn đối tượng mục tiêu hiểu. Ví dụ: nếu công ty bán đồ gia dụng, thông điệp chính có thể là công ty giúp biến những ngôi nhà thành tổ ấm nơi các gia đình có thể phát triển.
3.6. Chiến thuật truyền tải thông điệp
Doanh nghiệp cần quyết định cách truyền đạt các thông điệp chính của mình tới đối tượng mục tiêu. Những chiến thuật này có thể bao gồm chi tiết về những gì nhân viên truyền tải thông điệp và những nhiệm vụ cụ thể mà họ có thể hoàn thành. Doanh nghiệp cũng có thể xác định tần suất chia sẻ thông điệp chính với đối tượng mục tiêu.
Mỗi kế hoạch sẽ đi với một chiến thuật khác nhau, chiến thuật sẽ giúp nhân viên tuân theo chiến lược một cách cẩn thận và thực hiện nó một cách hiệu quả.
3.7. Lựa chọn kênh truyền thông
Doanh nghiệp cần lựa chọn các kênh để truyền tải kế hoạch truyền thông đến đối tượng mục tiêu. Các kênh được chọn có thể phụ thuộc vào loại kế hoạch mà công ty đang triển khai.
Một số kênh truyền thông phổ biến:
– Truyền thông in ấn
– Tiếp thị Email
– Website
– Blog
– Nền tảng truyền thông nội bộ
– Podcasts
– Mạng xã hội
Các công cụ thực hiện chiến lược truyền thông hiệu quả nhất
3.8. Theo dõi kết quả
Sau khi đã tạo và triển khai chiến lược truyền thông, hãy theo dõi kết quả bằng cách sử dụng các chỉ số doanh nghiệp đã xác định để thiết lập mục tiêu. Đồng thời xem lại các số liệu đó để xác định xem doanh nghiệp đã đạt được các mục tiêu hay chưa.Bên cạnh đó, hãy tạo báo cáo cho nhóm tiếp thị và các bên liên quan khác để đo lường mức độ thành công của chiến lược truyền thông. Nếu cần, hãy xác định những lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh để tiếp tục làm việc hướng tới mục tiêu của mình.
Xem thêm: 6 mục tiêu chiến lược marketing quan trọng để thành công
Việc xây dựng chiến lược truyền thông là điều quan trọng với mỗi doanh nghiệp nếu muốn định vị và mở rộng thương hiệu của mình trên thị trường. Với những nội dung đã chia sẻ ở trên, mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu được chiến lược truyền thông là gì. Bạn nghĩ sao về nội dung này, hãy để lại bình luận phía dưới để Shinecombank biết nhé. Cảm ơn đã theo dõi!