Thuế VAT (giá trị gia tăng) là một thuế quan trọng trong hệ thống thuế của nhiều quốc gia. Nó được áp dụng lên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất và phân phối. Việc hiểu cách tính thuế VAT là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tuân thủ quy định và thực hiện nghĩa vụ thuế đúng đắn. Vì vậy, nếu bạn chưa biết cách tính thuế giá trị gia tăng thì đừng bỏ qua bài viết này!
Xem nhanh
1. Thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo điều 2, Luật Thuế VAT Giá trị gia tăng năm 2008 đã đề cập đến khái niệm thuế giá trị gia tăng như sau:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Dựa vào định nghĩa trên có thể hiểu rằng, thuế VAT (giá trị gia tăng) được áp dụng trên sự gia tăng giá trị của hàng hoá và dịch vụ trong quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Khi sản xuất một hàng hoá hoặc cung cấp một dịch vụ, giá trị của nó có thể trải qua các giai đoạn khác nhau, từ nguyên liệu, gia công, lưu thông cho đến khi cuối cùng được tiêu dùng.
Xem thêm: 9 loại thuế doanh nghiệp cần biết 2023
Thuế VAT được tính dựa trên sự tăng thêm này, chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng và tổng giá trị của các giai đoạn trước đó. Điều này giúp đảm bảo rằng chỉ có phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất và phân phối sẽ bị đánh thuế, chứ không bao gồm các thành phần đã được đánh thuế trước đó.
Thuế VAT là một hình thức thuế công bằng và tiêu biểu trong hệ thống thuế, đóng góp vào nguồn tài chính của quốc gia và hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ công và phát triển quốc gia. Đồng thời, VAT cũng tạo điều kiện cho quá trình sản xuất và tiêu dùng được điều chỉnh và kiểm soát một cách chặt chẽ hơn.
2. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cần đóng
Mức thuế suất 0% dành cho đối tượng:
– Các dịch vụ xuất khẩu,vận tải quốc tế
– Mặt hàng xuất khẩu hoặc được coi là xuất khẩu
– Một số dịch vụ khi xuất khẩu không phải chịu thuế GTGT theo quy định
Mức thuế suất 5% dành cho đối tượng:
– Sản xuất nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt
– Quặng để sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, chất kích thích tăng trưởng trong nông nghiệp
– Các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản chưa qua chế biến, sản xuất thành sản phẩm hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản chưa đến trực tiếp tay người tiêu dùng mà có qua trung gian.
– Lâm sản thực phẩm tươi sống chưa chế biến ở khâu thương mại, ngoại trừ măng, gỗ và một số sản phẩm khác theo quy định
– Mủ cao su sơ chế
– Thiết bị, dụng cụ y tế chịu thuế 5% được xác nhận của bộ Y tế
– Đồ chơi trẻ em hay một số loại sách
– Đường và phụ phẩm của đường
– Các sản phẩm được sản xuất thủ công, sản xuất từ nông nghiệp
– Đồ dùng giảng dạy
Xem thêm: Thuế môn bài là gì? Các bậc thuế môn bài với doanh nghiệp 2023
Mức thuế suất 10% dành cho đối tượng:
– Các đối tượng hàng hóa, dịch vụ còn lại không nằm trong 2 mức thuế suất trên
3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Công thức chung tính thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá tính thuế giá trị gia tăng x Thuế suất
Ví dụ: Hàng hoá A có giá bán không bao gồm thuế GTGT là 2 triệu đồng
Mức thuế suất phải chịu: 10%
Thuế GTGT phải nộp = 2 triệu x 10% = 200,000 VNĐ
Thời điểm xác định nghĩa vụ thuế GTGT
Thời điểm xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đối với các lĩnh vực:
– Bán hàng hoá: thời điểm giao hàng hóa cho người mua dù đã thu tiền hay chưa thu tiền
– Cung ứng dịch vụ: Nghiệm thu đã hoàn thành việc cung ứng hay thời điểm khách hàng ứng trước
– Thi công lắp đặt, xây dựng: Nghiệm thu, bàn giao công trình, hoàn tất tất cả các hạng mục được thể hiện trên hợp đồng (bất kể đã thu tiền chưa)
– Hàng hoá nhập khẩu: Thời điểm làm thủ tục tờ khai hải quan
3.1. Cách tính thuế GTGT phải nộp
- Phương pháp khấu trừ
Đối tượng áp dụng:
– Cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán theo quy định
– Doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng
Lưu ý: Các trường hợp kinh doanh, doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/ năm nhưng thực hiện đầy đủ kế toán, chứng từ, hoá đơn tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ thì vẫn được phép áp dụng.
Công thức tính:
Thuế GTGT cần nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Thuế VAT đầu ra là tổng số thuế giá trị gia tăng (GTGT) của hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra trong kỳ tính thuế được thể hiện trên hóa đơn GTGT.
Thuế GTGT đầu vào là tổng số tiền thuế GTGT được ghi lại trên hóa đơn mua hàng hóa và dịch vụ, được sử dụng cho mục đích sản xuất và kinh doanh. Đây là số tiền thuế GTGT được ghi chú trên giấy nộp tiền thuế GTGT cho hàng hóa nhập khẩu hoặc giấy nộp tiền thuế GTGT thay thế cho phía nước ngoài.
Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp 2023
- Phương pháp trực tiếp
Có 2 loại: Trực tiếp trên GTGT và trực tiếp trên doanh thu.
2.1 Tính thuế VAT trực tiếp trên GTGT
Đối tượng áp dụng: cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực chế tác, thiết kế, mua, bán vàng/ bạc/ đá quý.
Công thức tính:
Thuế VAT phải nộp = Giá trị gia tăng * Thuế suất
Trong đó:
– Thuế suất: 10%
– GTGT = giá bán vàng/ bạc/ đá quý bán ra cho người tiêu dùng – giá mua vàng/ bạc/ đá quý mua vào tương ứng.
2.2 Tính thuế VAT trực tiếp trên doanh thu
Đối tượng áp dụng:
– Cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng, trừ những trường hợp đã tự nguyện đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
– Cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã mới được thành lập, trừ những trường hợp đã đăng ký tự nguyện tính thuế.
– Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam mà không thành lập pháp nhân.
– Đơn vị kinh doanh là cá nhân hoặc hộ kinh doanh.
– Tổ chức nước ngoài khác không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ chế độ kế toán của Việt Nam, trừ tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, phát triển dầu khí.
– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ khi đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Xem thêm: 6 chiến lược bán hàng hiệu quả nhanh chóng
Công thức tính:
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu * Tỷ lệ tính thuế
Trong đó:
– Doanh thu: Đây là tổng số tiền cơ sở kinh doanh thực tế thu được từ khách hàng thông qua hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ. Đây là số tiền ghi chú trên hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu phát sinh thêm.
– Tỷ lệ tính thuế: Tỷ lệ tính thuế VAT được quy định như sau:
– Mua bán hàng hóa, thương mại: 1%.
– Xây dựng không cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ không kèm hàng hóa: 5%.
– Xây dựng có cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất, giao thông vận tải, cung ứng dịch vụ có kèm hàng hóa: 3%.
– Các hoạt động khác: 2%.
Từ những phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trên đây, mong rằng bạn đã có thể tính được mức thuế VAT mà doanh nghiệp mình cần đóng theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, đừng quên theo dõi chúng tôi để tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác.