Để các mục tiêu kinh doanh phát triển thành công đều phải dựa vào các chiến lược Marketing. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngày nay có đa dạng các chiến lược Marketing, vậy nên doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Trong đó, chiến lược Marketing phân biệt là một trong những chiến lược đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và áp dụng. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được chiến lược Marketing phân biệt là gì và sự khác nhau giữa chúng cùng chiến lược Marketing không phân biệt.
Xem nhanh
1. Chiến lược Marketing phân biệt là gì?
Chiến lược Marketing phân biệt (tên tiếng Anh là Differentiated Marketing Strategy), đây là một chiến lược trong việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ để đem đến cho khách hàng, người mua trải nghiệm một cách tốt nhất. Khi sử dụng chiến lược Marketing phân biệt, doanh nghiệp sẽ lựa chọn tham gia vào nhiều phân khúc thị trường.
Hiểu chiến lược Marketing phân biệt như thế nào?
Trong chiến lược này, doanh nghiệp sẽ chia thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau dựa vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, vị trí địa lý hay các yếu tố khác. Sau đó, doanh nghiệp sẽ định hình các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng riêng nhu cầu của từng phân đoạn thị trường.
Nếu muốn sử dụng chiến lược Marketing phân biệt đòi hỏi việc nghiên cứu kỹ lưỡng về từng phân đoạn thị trường, hiểu rõ vấn đề và mong muốn của từng nhóm khách hàng. Từ đó, phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp để tiếp cận và tạo sự tương tác với từng phân đoạn thị trường mục tiêu.
2. Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Marketing phân biệt
Ở bất cứ chiến lược nào đều có những đặc tính, ưu điểm và nhược điểm riêng. Doanh nghiệp cần lưu ý hai vấn đề đó để giảm thiểu sự rủi ro nhất định.
Xem thêm: Hoạch định chiến lược marketing là gì? 5 bước để thành công
2.1. Ưu điểm
Tạo sự khác biệt: Chiến lược Marketing phân biệt cho phép doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo đáp ứng với từng phân đoạn thị trường. Việc này giúp doanh nghiệp nổi bật hơn và thu hút sự chú ý đối với khách hàng.
Đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt: Bằng cách tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu riêng biệt với từng đoạn phân khúc sẽ khiến khách hàng tin tưởng và hài lòng hơn. Họ sẽ cảm thấy doanh nghiệp hiểu và quan tâm đến những mong muốn của họ, từ đó mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng ngày càng khăng khít hơn và tạo ra lòng trung thành.
Tăng khả năng cạnh tranh: Chiến lược Marketing phân biệt giúp doanh nghiệp tồn tại và cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn. Bằng việc tập trung vào từng phân đoạn thị trường doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh và có được sự ưu ái từ khách hàng.
Ưu nhược điểm chiến lược Marketing phân biệt
2.2. Nhược điểm
Chi phí cao: Để quảng bá các sản phẩm hoặc dịch vụ đa dạng cho từng phân đoạn thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực và tài chính lớn. Bởi chúng sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải nghiên cứu và phát triển từng sản phẩm riêng biệt, thực hiện các chiến dịch tiếp thị và quản lý các kênh phân phối khác nhau. Vậy nên có thể sẽ gia tăng chi phí vận hành và tiếp thị doanh nghiệp.
Gặp nhiều rủi ro: Nếu doanh nghiệp không nắm bắt được chính xác nhu cầu của từng phân đoạn thị trường có thể dẫn đến sự phản đối gay gắt từ phía khách hàng. Đồng thời, việc tạo nhiều sản phẩm và dịch vụ sẽ làm mất đi sự tập trung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Khả năng mất thị phần: Nếu đối thủ cạnh tranh tập trung vào chiến lược tiếp thị không phân biệt hoặc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn thì doanh nghiệp có thể bị mất thị phần cho các đối thủ này. Vậy nên doanh nghiệp cần luôn biết cách cải tiến và duy trì sự khác biệt của mình trong thị trường cạnh tranh gay gắt.
Xem thêm: 6 mục tiêu chiến lược marketing quan trọng để thành công
3. Sự khác biệt giữa chiến lược Marketing phân biệt và chiến lược Marketing không phân biệt
So sánh chiến lược Marketing phân biệt và không phân biệt
Yếu tố | Chiến lược Marketing phân biệt | Chiến lược Marketing không phân biệt |
Đặc điểm | Tập trung vào việc phân loại và định vị khác nhau cho từng phân đoạn thị trường khác nhau. | Tập trung vào việc phát triển và tiếp cận thị trường mục tiêu mà không phân biệt rõ ràng các đặc điểm khác nhau của từng phân đoạn thị trường. |
Mục tiêu | Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của từng phân đoạn thị trường. | Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của toàn bộ thị trường lớn. |
Cách tiếp cận | Sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau từ việc quảng cáo đến giá cả và phân phối để tạo ra các giá trị to lớn và thu hút từng phân đoạn thị trường. | Sử dụng một chiến dịch tiếp thị chung cho tất cả các phân đoạn thị trường mục tiêu, không tập trung vào các yếu tố phân đoạn cụ thể nào. |
Lợi ích | Tăng khả năng cạnh tranh.
Tạo sự trung thành với khách hàng. Tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. |
Tiết kiệm thời gian.
Tối ưu hoá nguồn lực tiếp thị. Giảm chi phí. Tăng khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. |
Qua bài viết này bạn có thể hiểu được thế nào là chiến lược Marketing phân biệt cùng sự khác nhau giữa chúng và chiến lược Marketing không phân biệt. Từ đó bạn có thể xác định xem doanh nghiệp của mình có nên sử dụng chiến lược này hay không.