Trong kinh doanh, giá cả là một yếu tố mà doanh nghiệp chú trọng để đưa ra chiến lược giá phù hợp với sản phẩm. Một doanh nghiệp xác định được chiến lược giá sẽ giúp gia tăng doanh số bán hàng cũng như lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy chiến lược giá trong kinh doanh là gì? Có bao nhiêu chiến lược giá hiện nay?
1. Chiến lược giá trong kinh doanh là gì?
Chiến lược giá trong kinh doanh là quá trình xác định và định hình giá cả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp. Chúng đòi hỏi việc lựa chọn chiến lược cẩn thận về cách thức định giá để tạo ra giá trị cho khách hàng. Đồng thời cũng đảm bảo lợi nhuận và sự cạnh tranh với đối thủ của doanh nghiệp.
Như đã nói ở trên, chiến lược giá đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh. Khi xác định được chiến lược giá phù hợp, nó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, thú hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chiến lược giá cũng phải phù hợp với mục tiêu và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp để mang tính logic hơn.
2. Các chiến lược giá trong kinh doanh
2.1. Chiến lược dẫn đầu về giá
Chiến lược dẫn đầu về giá, còn được gọi là chiến lược giá dẫn đầu (Price Leadership Strategy), là một chiến lược trong kinh doanh mà doanh nghiệp xác định giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên giá cả được thiết lập bởi một đối thủ cạnh tranh hàng đầu trên thị trường. Mục tiêu của chiến lược này là tận dụng lợi thế giá cả của đối thủ và tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng.
Một ví dụ thực tế về doanh nghiệp thực hiện chiến lược dẫn đầu về giá là hãng hàng không giá rẻ Southwest Airlines. Hãng hàng không này đã áp dụng thành công chiến lược giá thấp để tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành hàng không.
Chiến lược dẫn đầu về giá trong kinh doanh
Xem thêm: Các chiến lược phân phối hiệu quả nhất
Bằng cách cung cấp giá vé rẻ hơn so với đối thủ, Southwest Airlines đã thu hút được đông đảo khách hàng, đặc biệt là những người tìm kiếm các lựa chọn giá cả phải chăng. Hãng hàng không này cũng đã xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ về việc cung cấp dịch vụ tốt và thân thiện với khách hàng.
2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường
Chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration Strategy) là chiến lược tập trung vào việc gia tăng thị phần trong một thị trường bằng cách tăng sự nhận thức và tiếp cận khách hàng. Mục tiêu của chiến lược này là tận dụng thị trường hiện tại và cạnh tranh với các đối thủ để đạt được tốt đa lợi nhuận.
Trong đó, Starbucks đã áp dụng thành công chiến lược này để mở rộng quy mô và tạo ra sự hiện diện mạnh mẽ trên toàn cầu. Khi Starbucks quyết định mở rộng ra ngoài thị trường Mỹ vào những năm 1990, họ đã sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường để tạo ra nhận thức về thương hiệu và tiếp cận khách hàng mới.
Xem thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường là gì? Những lợi ích khi sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường
2.3. Chiến lược giá hớt váng
Chiến lược giá hớt váng (Price Skimming Strategy) là chiến lược mà doanh nghiệp đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mới với giá cao ban đầu. Sau một thời gian sẽ giảm giá dần khi thị trường tiếp cận được và khách hàng nhạy bén hơn về giá. Mục tiêu chính của chiến lược này là tận dụng nhóm khách hàng sẵn lòng trả giá cao để thu hồi chi phí, sau đó dần dần thu hút nhóm khách hàng khác với giá thấp hơn.
Một ví dụ thực tế về doanh nghiệp thực hiện chiến lược giá hớt váng là Apple khi ra mắt các phiên bản iPhone mới. Mỗi khi Apple ra mắt một phiên bản mới của iPhone, họ thường áp dụng chiến lược giá hớt váng. Ban đầu, iPhone mới được ra mắt sẽ có mức giá cao, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi nhu cầu và sự mong đợi từ người hâm mộ là rất lớn. Sau một thời gian họ sẽ giảm giá dần các sản phẩm để thu hút thêm khách hàng.
Chiến lược hớt váng là gì?
2.4. Chiến lược định giá theo dòng sản phẩm
Chiến lược định giá theo dòng sản phẩm (Product Line Pricing) là một trong những chiến lược doanh nghiệp sử dụng để định giá các sản phẩm trong một dòng sản phẩm nào đó dựa trên các yếu tố khác nhau như chất lượng, tính năng, mục tiêu, khách hàng và cạnh tranh trong ngành.
Thực tế, doanh nghiệp thực hiện chiến lược định giá theo dòng sản phẩm là Samsung với dòng điện thoại Samsung Galaxy. Samsung Galaxy là một dòng sản phẩm điện thoại thông minh phổ biến của Samsung. Trong dòng sản phẩm này, Samsung áp dụng chiến lược định giá theo dòng sản phẩm để phân biệt giá và giá trị giữa các mô hình khác nhau.
2.5. Chiến lược định giá theo gói
Chiến lược định giá theo gói (Bundle Pricing) là một chiến lược giá trong kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp kết hợp với nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ lại với nhau và đinh giá chúng vào một gói duy nhất. Thay vì bán các sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, doanh nghiệp gộp lại thành một để tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách tạo ra một gói hay một combo tích hợp nhu cầu của họ.
Xem thêm: Tổng hợp 5 nguyên tắc lựa chọn thị trường mục tiêu
2.6. Chiến lược định giá cao cấp
Chiến lược định giá cao cấp (Premium Pricing) là một chiến lược định giá trong kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ở mức giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực hoặc so với các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự trên thị trường. Mục tiêu của chiến lược này là tạo ra một hình ảnh cao cấp, giá trị đặc biệt và khái niệm độc đáo về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Mô hình chiến lược định giá cao cấp
2.7. Chiến lược định giá theo hình ảnh
Chiến lược định giá theo hình ảnh (Image-Based Pricing) là một chiến lược mà trong đó giá của sản phẩm hoặc dịch vụ được định dựa trên hình ảnh và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Thay vì dựa trên chi phí sản xuất hoặc giá trị thực tế của sản phẩm, chiến lược này tập trung vào việc tạo ra một hình ảnh cao cấp, sang trọng, độc đáo hoặc đặc biệt và sử dụng nó để định giá sản phẩm.
Trên đây là tổng hợp một số kiến thức về chiến lược giá như khái niệm và các loại chiến lược giá hiện nay. Mong rằng qua bài viết này bạn có thể xác định được chiến lược giá phù hợp cho doanh nghiệp của mình.