Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển khởi nghiệp Shinecombank

Những cơ hội và thách thức khi sử dụng chiến lược Marketing tập trung

Những cơ hội và thách thức khi sử dụng chiến lược Marketing tập trung

Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng quan tâm về các chiến lược Marketing để thực hiện chúng một cách hiệu quả nhất và đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Một trong những chiến lược mà các doanh nghiệp đang quan tâm có thể nói đến chiến lược Marketing tập trung. Tuy nhiên khi lựa chọn chiến lược này để triển khai cần xác định được những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Vậy nên nếu bạn đang chú tâm vào chiến lược Marketing tập trung mà không biết chúng sẽ có những cơ hội và thách thức gì thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Chiến lược Marketing tập trung là gì?

Chiến lược Marketing tập trung là một đoạn thị trường nhỏ mà doanh nghiệp hướng đến, đây có thể là vấn đề doanh nghiệp cảm thấy quan trọng nhất để nỗ lực đầu tư. Ngoài ra, chiến lược Marketing tập trung còn là một phương pháp tiếp cận trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Trong đó, mục tiêu chính là tập trung vào tài nguyên, thời gian, nguồn lực vào một lĩnh vực hay sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Chiến lược này chỉ tập trung sâu vào một phần nhỏ nhưng đem lại hiệu suất cao hơn.

2. Nên áp dụng chiến lược Marketing tập trung trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược Marketing tập trung khi có một thị trường đặc thù hoặc ngách cụ thể mà doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn các đối thủ của mình. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và những mong muốn của họ kết hợp với chiến lược này sẽ giúp tạo sự tương tác chặt chẽ và xây dựng mối quan hệ trung thành với khách hàng.

Áp dụng chiến lược Marketing tập trung một cách hiệu quả nhất

Áp dụng chiến lược Marketing tập trung một cách hiệu quả nhất

 

Nếu doanh nghiệp có ngân sách hay nguồn lực hạn chế hoàn toàn có thể sử dụng chiến lược Marketing tập trung. Bởi khi ấy doanh nghiệp chỉ tập trung vào thị trường nhỏ hơn và tư duy tiếp thị đến đúng đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả. Như vậy sẽ giúp tối ưu hoá chi phí cũng như thời gian của doanh nghiệp.

Trong các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh ác liệt và thị trường quá đông đúc thì việc áp dụng chiến lược Marketing tập trung vào thị trường ngách có thể giúp doanh nghiệp tránh đối mặt trực tiếp với các đối thủ lớn và tạo một vị trí đặc biệt.

3. Cơ hội và thách thức khi áp dụng chiến lược Marketing tập trung

Khi doanh nghiệp muốn áp dụng chiến lược Marketing tập trung vào sản phẩm hay dịch vụ của mình cần xác định các cơ hội và thách thức để hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải. Dưới đây là một số cơ hội và thách thức bạn có thể tham khảo.

                    Xem thêm: Hoạch định chiến lược marketing là gì? 5 bước để thành công

3.1. Cơ hội

Bằng việc tập trung vào thị trường ngách, bạn có thể tạo ra cơ hội, sự khác biệt và tận dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để xây dựng lợi thế cạnh tranh. Bạn có thể cải thiện hoặc phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đem lại giá trị độc đáo.

 

Thị trường ngách thường tạo ra một môi trường tương tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình. Bằng cách đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách hàng bạn có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ. Khi đó, khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng vào sản phẩm và ưu tiên doanh nghiệp về thị trường ngách mà họ quan tâm.

 

Khi bạn đã xây dựng thành công một thị trường ngách, có thể có cơ hội mở rộng và khai thác các thị trường ngách khác hoặc mở rộng dịch vụ/sản phẩm để đáp ứng nhu cầu mới. Việc có một nền tảng vững chắc trong thị trường ngách ban đầu có thể giúp bạn mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

3.2. Thách thức

Vì thị trường ngách có quy mô nhỏ hơn, có thể có giới hạn về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong thị trường này. Điều này yêu cầu bạn phải đánh giá và dự tính sự tăng trưởng bền vững và có thể mở rộng sang các thị trường ngách khác hoặc mở rộng dịch vụ/sản phẩm.

 

Xác định một thị trường ngách chính xác và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng trong thị trường này có thể phức tạp. Điều này đòi hỏi bạn phải tiến hành nghiên cứu thị trường, thu thập dữ liệu và tìm hiểu sâu về đối tượng khách hàng để đảm bảo chiến lược Marketing tập trung của bạn được xây dựng trên cơ sở hiểu biết chính xác.

4. Ví dụ thực tế doanh nghiệp áp dụng chiến lược Marketing tập trung

4.1. Apple

Apple là một ví dụ điển hình về việc áp dụng chiến lược marketing tập trung. Họ tập trung vào việc phát triển một số ít sản phẩm chất lượng cao, thường là trong những lĩnh vực chưa được khai thác hoặc cần cải tiến. Các sản phẩm như iPhone, MacBook và iPad đều được tập trung vào thiết kế đẹp, trải nghiệm người dùng xuất sắc và tính độc đáo.

Apple và chiến lược Marketing tập trung

Apple và chiến lược Marketing tập trung

4.2. Nike

Nike tập trung vào việc xây dựng thương hiệu thể thao mạnh mẽ. Họ không chỉ bán giày thể thao và quần áo, mà còn bán cảm xúc và nguồn cảm hứng. Chiến lược quảng cáo của Nike tập trung vào việc kể câu chuyện về sự cố gắng, sự cải tiến và sự đổi mới.

                    Xem thêm: 4P Trong Marketing là gì | Marketing Mix ứng dụng trong kinh doanh

4.3. Coca-Cola

Coca-Cola đã tạo dựng một thương hiệu mạnh với chiến lược tập trung vào cảm xúc và kết nối với khách hàng. Qua các chiến dịch quảng cáo và sự kiện, họ thường tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tương tác độc đáo cho người tiêu dùng.

Chiến lược Marketing tập trung của Coca-Cola

Chiến lược Marketing tập trung của Coca-Cola

4.4. Amazon

Amazon tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất. Họ tập trung vào dịch vụ khách hàng xuất sắc, giao hàng nhanh chóng và đa dạng sản phẩm. Điều này giúp họ xây dựng một cơ sở khách hàng rất lớn và trung thành.

4.5. Starbucks

Starbucks tập trung vào việc tạo ra không gian và trải nghiệm cà phê độc đáo. Thay vì chỉ bán cà phê, họ bán cảm giác thư giãn, làm việc và gặp gỡ bạn bè. Thông qua việc tạo ra môi trường ấm cúng và thân thiện, Starbucks đã tạo nên một thương hiệu đầy sức hút.

 

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn về các cơ hội và thách thức khi doanh nghiệp sử dụng chiến lược Marketing tập trung. Chúng tôi mong rằng qua bài viết này bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược của mình.

thanh.tl

thanh.tl

Shinecombank

Công ty Shinecombank được thành lập vào ngày 8/3/2020 với tên gọi ban đầu là “Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp”. Sau quá trình đầu tư vào nhiều dự án, công ty đã thành công với 2 dự án lớn trong lĩnh vực ngoại ngữ và giáo dục. Năm 2022, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Tư Vấn, Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp Shinecombank”. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới bắt đầu, công ty đã đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi để thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Với mục tiêu nhân bản 1000 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong ngành giáo dục và hình thành trung tâm đào tạo khởi nghiệp sau 5 năm, công ty đang chuẩn bị cho một hướng đi đột phá trong tương lai.

Bài viết liên quan