Đối với những người làm doanh nghiệp lâu năm hay mới bước chân vào ngành nghề này chắc chắn đều nghe đến cụm từ chiến lược mục tiêu. Đối với doanh nghiệp, chiến lược mục tiêu là điều quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của công ty. Doanh nghiệp cần có chiến lược mục tiêu để biết cần đạt được những gì, đích đến mà doanh nghiệp đang hướng tới cũng như nhìn nhận đúng năng lực của mình trên thị trường.
1. Chiến lược mục tiêu là gì?
Vậy chiến lược mục tiêu hay còn gọi là mục tiêu chiến lược là gì? Trong tiếng Anh, mục tiêu chiến lược được định nghĩa là Strategic objective. Cụ thể, mục tiêu chiến lược là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu thức cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, đảm bảo thực hiện thành công tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
Xem thêm: 8 bước hoạch định chiến lược kinh doanh dẫn tới thành công
2. Phân loại chiến lược mục tiêu
Căn cứ vào thời gian thực hiện sẽ có 2 loại chiến lược mục tiêu:
- Chiến lược mục tiêu dài hạn (>3 năm): Thực hiện cấp công ty, cấp kinh doanh
Chiến lược mục tiêu dài hạn có thời hạn dài hơn 1 năm, doanh nghiệp sẽ tập trung trong khoảng thời gian này để hướng tới thành công. Những mục tiêu dài hạn cũng giúp doanh nghiệp xác định rõ phương hướng, hỗ trợ sát sao cho việc đánh giá, chỉ ra những ưu tiên cần thiết và là cơ sở cho những kế hoạch tốt.
Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chiến lược thường thiết lập các mục tiêu dài hạn trong bảy lĩnh vực: lợi nhuận, năng suất, vị thế cạnh tranh, mức độ tham gia của nhân viên, mối quan hệ giữa đồng nghiệp, quản lý/ trưởng nhóm kỹ thuật và trách nhiệm cộng đồng.
Xem thêm: Phương pháp hoạch định chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
Để đảm bảo khả năng đạt được, các mục tiêu dài hạn cần phải được chấp nhận, linh hoạt, đo lường được trong một khoảng thời gian, thúc đẩy, phù hợp, dễ hiểu và có thể đạt được.
Ví dụ về mục tiêu chiến lược của công ty (cấp công ty):
- Tăng lợi nhuận của cổ đông
- Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh
- Đạt được sức mạnh tổng hợp
- Nâng cao tinh thần công dân doanh nghiệp
Ví dụ về mục tiêu chiến lược của đơn vị kinh doanh (cấp kinh doanh):
- Tăng trưởng thu nhập hàng năm 2 con số
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Mở rộng thị phần
- Phát triển nhân viên
- Chiến lược mục tiêu ngắn hạn (<1 năm): Thực hiện cấp chức năng, bộ phận
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu được công ty đề ra phải đạt được trong thời hạn dưới 1 năm. Nếu muốn thực hiện mục tiêu dài hạn, điều tất yếu là doanh nghiệp cần đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình.
Thông thường các doanh nghiệp lớn thường đề ra chiến lược mục tiêu ngắn hạn ở 3 cấp: cấp công ty, cấp cơ sở, và cấp đơn vị chức năng. Các chiến lược phát triển cụ thể mà công ty đưa ra thường tập trung vào các mảng: Marketing, sản xuất, tài chính, hệ thống thông tin…
So với các chiến lược mục tiêu dài hạn với vai trò quan trọng trong hoạt động chiến lược thì mục tiêu ngắn hạn là cơ sở, tiền đề cho việc phân bổ nguồn lực thực hiện chiến lược.
Ví dụ về mục tiêu chiến lược cấp chức năng/ bộ phận:
- Tăng lợi nhuận trên Brand – A thêm 10% trong năm
- Mở rộng thị phần 5% trong năm
Ví dụ về mục tiêu chiến lược cấp điều hành:
- Thêm 20 nhân viên bán hàng tại khu vực phía Bắc
- Tăng số lượng đại lý tại khu vực phía Nam lên 30%
Bên cạnh đó, dựa trên cấu trúc kinh doanh của một tổ chức, có thể chia mục tiêu chiến lược thành các mục tiêu của công ty, đơn vị kinh doanh, chức năng và hoạt động. Các mục tiêu này xếp tầng từ cấp cao nhất của công ty xuống cấp thấp nhất của tổ chức, do đó tạo ra các mục tiêu trong hệ thống phân cấp được thiết lập.
3. Sự cần thiết của chiến lược mục tiêu trong kinh doanh
Thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào các mục tiêu hợp lý. Bởi vậy, chiến lược mục tiêu là cần thiết bởi một số lý do sau:
- Đưa ra định hướng cho toàn bộ công ty nói chung và cho 1 nhân viên nói riêng.
- Hỗ trợ đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và các phòng ban.
- Xác định thứ tự ưu tiên trong những gì doanh nghiệp muốn đạt được và cả trong việc phân bổ nguồn lực.
- Cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch hiệu quả trong tổ chức/ công ty.
- Hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy và kiểm soát các hoạt động.
Xem thêm: Chiến lược thị trường mục tiêu là gì? Cách tạo target market chính xác
Như vậy có thể thấy, chiến lược mục tiêu là điều quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải xây dựng nếu muốn tiến tới thành công. Các tổ chức, doanh nghiệp cần đề ra mục tiêu chiến lược phù hợp với năng lực công ty và định hướng công ty đi theo những mục tiêu đã đề ra.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KHỞI NGHIỆP SHINECOMBANK
- Hotline:037 998 9286
- Số 164 Phố Hoàng Ngân, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Website: https://shinecombank.vn
- Fanpage: SHINECOMBANK | Facebook