Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển khởi nghiệp Shinecombank

Chiến lược phân phối là gì? Các bước xây dựng chiến lược phân phối chi tiết nhất

Chiến lược phân phối là gì? Các bước xây dựng

Trong kinh doanh, việc bán các sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào kênh phân phối. Để mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần lên chiến lược phân phối cụ thể và chi tiết để hiểu được doanh nghiệp đang đi theo hướng nào.

Ngày nay có rất nhiều các dịch vụ vận chuyển nên doanh nghiệp cần xác định kênh phân phối cụ thể để sản phẩm đến được tận tay khách hàng. Nếu bạn chưa hiểu chiến lược phân phối là gì và xây dựng chiến lược này như thế nào hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Chiến lược phân phối là gì?

Chiến lược phân phối (Distribution Strategy) là việc doanh nghiệp lên kế hoạch và quyết định về việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình từ điểm sản xuất đến tay khách hàng. Chúng liên quan đến việc xây dựng một mạng lưới phân phối hiệu quả để đảm bảo sự tiếp cận sản phẩm đến khách hàng mục tiêu.

 

Mục tiêu chính của chiến lược phân phối là tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm và dịch vụ tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định cách thức tiếp cận thị trường, tối ưu hoá quá trình phân phối và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược phân phối được hiểu như thế nào?

Chiến lược phân phối được hiểu như thế nào?

2. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp vào chiến lược phân phối

Để sử dụng chiến lược phân phối hiệu quả cần thực hiện các yếu tố ảnh hưởng nó một cách tốt nhất. Vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến kênh phân phối và đem lại thành công nhanh chóng cho doanh nghiệp để tiếp cận được khách hàng của mình?

2.1. Mục tiêu của khách hàng

Ở bất cứ chiến lược nào doanh nghiệp đều cần xác định mục tiêu cụ thể của khách hàng để xem họ có những nhu cầu và mong muốn gì. Việc này sẽ bao gồm các hoạt động như xác định đối tượng khách hàng, vị trí địa lý, hành vi mua hàng và yêu cầu của khách hàng. Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa các kênh phân phối phù hợp và tối ưu hóa quy trình phân phối.

2.2. Kênh phân phối

Lựa chọn kênh phân phối phù hợp là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phân phối. Các kênh có thể bao gồm đại lý, nhà bán lẻ, trực tuyến, bán hàng qua điện thoại, bán hàng trực tiếp và nhiều hình thức khác. Các doanh nghiệp nên xem xét những kênh nào phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.

                      Xem thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường là gì? Những lợi ích khi sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường

2.3. Chi phí phân phối

Chi phí phân phối cũng là một yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần xem xét. Chi phí sẽ bao gồm chi phí vận chuyển, lưu trữ, quản lý kho hàng và các hoạt động khác liên quan đến phân phối. Doanh nghiệp cần tìm cách tối ưu hóa chi phí phân phối mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiện lợi cho khách hàng.

2.4. Quản lý chuỗi cung ứng

Để đạt được hiệu quả phân phối, quản lý chuỗi cung ứng chính xác và hiệu quả là điều không thể bỏ qua. Các hoạt động này bao gồm việc quản lý quá trình sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và quản lý kho hàng. Sự đồng bộ và tính linh hoạt trong chuỗi cung ứng giúp đảm bảo sự cung ứng sản phẩm đúng thời điểm và đúng địa điểm.

Quản lý chuỗi cung ứng giúp chiến lược phân phối đạt hiệu quả cao

Quản lý chuỗi cung ứng giúp chiến lược phân phối đạt hiệu quả cao

2.5. Cạnh tranh trong ngành

Mức độ cạnh tranh trong ngành ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phân phối. Doanh nghiệp cần phân tích cách mà đối thủ khác phân phối sản phẩm của họ và tìm các điểm mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh. Điều này có thể bao gồm việc tìm kiếm các kênh phân phối khác biệt, cải thiện dịch vụ khách hàng hoặc tạo ra giá trị độc đáo cho khách hàng.

                      Xem thêm: Chiến lược Marketing phân biệt là gì? Ưu và nhược điểm của chiến lược Marketing phân biệt

3. Các bước xây dựng chiến lược phân phối chi tiết nhất

3.1. Bước 1: Nghiên cứu, phân tích thị trường và khách hàng

Đầu tiên, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ về ngành công nghiệp, xu hướng, cạnh tranh và khách hàng mục tiêu. Tìm hiểu về hành vi mua hàng, yêu cầu và mong đợi của khách hàng để định hình chiến lược phân phối phù hợp. Khi đó mới có thể đưa ra chiến lược phân phối phù hợp.

3.2. Bước 2: Xác định mục tiêu phân phối

Khi bạn muốn làm bất cứ kế hoạch gì đều phải xác định được mục tiêu và trong chiến lược phân phối cũng vậy. Đặt ra mục tiêu cụ thể về phân phối với một số nội dung bao gồm thị phần mục tiêu, vị trí địa lý, khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cần phân phối và các chỉ tiêu hiệu suất.

3.3. Bước 3: Lựa chọn kênh phân phối phù hợp

Xem xét các kênh phân phối khả dụng và đánh giá những ưu điểm và hạn chế của từng kênh. Cân nhắc giữa các kênh truyền thống như đại lý, nhà bán lẻ, và các kênh mới nổi như bán hàng trực tuyến, mạng xã hội hoặc bán hàng trực tiếp. Chọn ra các kênh phù hợp với sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng mục tiêu phân phối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

                    Xem thêm: Thị trường ngách là gì? Phương pháp xác định thị trường ngách

3.4. Bước 4: Xây dựng mạng lưới phân phối

Khi thực hiện bước này sẽ bao gồm việc thiết lập quan hệ với đối tác, nhà cung cấp, nhà bán lẻ và đối tác phân phối. Xác định cơ sở hạ tầng vận chuyển và lưu trữ cần thiết để đảm bảo khả năng tiếp cận và phân phối sản phẩm.

Xây dựng mạng lưới trong chiến lược phân phối

Xây dựng mạng lưới trong chiến lược phân phối

3.5. Bước 5: Xây dựng quy trình phân phối

Xác định các hoạt động cụ thể trong quy trình phân phối sẽ bao gồm việc quản lý kho hàng, vận chuyển, đóng gói, quản lý đơn hàng và dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Khi xây dựng quy trình phân phối phải đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong quy trình phân phối để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

3.6. Bước 6: Đánh giá và tự điều chỉnh

Khi doanh nghiệp sử dụng chiến lược phân phối cần đánh giá thường xuyên và theo dõi hiệu quả của chiến lược phân phối. Đối chiếu với các chỉ tiêu đã đặt ra và thu thập phản hồi từ khách hàng. Dựa trên thông tin đó, điều chỉnh và cải thiện chiến lược phân phối để đạt được hiệu quả tốt hơn.

 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cho câu hỏi chiến lược phân phối là gì? Mong rằng qua bài viết này doanh nghiệp sẽ xác định được chiến lược phân phối cụ thể cho sản phẩm và dịch vụ của mình để đem đến tay cho khách hàng nhanh chóng nhất.

thanh.tl

thanh.tl

Shinecombank

Công ty Shinecombank được thành lập vào ngày 8/3/2020 với tên gọi ban đầu là “Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp”. Sau quá trình đầu tư vào nhiều dự án, công ty đã thành công với 2 dự án lớn trong lĩnh vực ngoại ngữ và giáo dục. Năm 2022, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Tư Vấn, Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp Shinecombank”. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới bắt đầu, công ty đã đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi để thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Với mục tiêu nhân bản 1000 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong ngành giáo dục và hình thành trung tâm đào tạo khởi nghiệp sau 5 năm, công ty đang chuẩn bị cho một hướng đi đột phá trong tương lai.

Bài viết liên quan