Ở bất cứ doanh nghiệp nào đều có mục tiêu chiến lược thâm nhập thị trường. Việc thâm nhập thị trường có thể giúp doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận. Tuy nhiên ngày nay thị trường cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thâm nhập vào các thị trường mà mình hướng đến. Vậy nên khi doanh nghiệp muốn bước vào bất kỳ thị trường nào cần sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường.
Khi có kế hoạch cụ thể sẽ dễ dàng xác định hướng đi và các hoạt động được thực hiện một cách tốt nhất. Vậy chiến lược thâm nhập thị trường là gì? Chúng có những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về chúng nhé!
Xem nhanh
1. Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?
Chiến lược thâm nhập (tiếng Anh hay được gọi là Market Penetration Strategy) là phương pháp hay kế hoạch mà doanh nghiệp sử dụng với mục đích để gia tăng sự hiện diện của mình trong thị trường và tăng cường phần thị trường của mình. Chúng được áp dụng khi doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng và cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ.
2. Sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường vào trường hợp nào?
Khi thị trường ngày nay đầy rẫy sự cạnh tranh, các doanh nghiệp cần sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường vào từng trường hợp cụ thể để nâng cao hiệu quả tốt nhất. Vậy nên doanh nghiệp cần sử dụng chiến lược này ở một số trường hợp sau.
– Thị trường cạnh tranh cao: Khi đối mặt với sự canh tranh gay gắt của thị trường, doanh nghiệp sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đối mặt trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh. Bằng việc tăng cường hình ảnh, cung cấp giá cả cạnh tranh hơn và cải tiến sản phẩm, dịch vụ. Như vậy, doanh nghiệp dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường và thu hút khách hàng từ đối thủ của mình.
– Khách hàng tiềm năng chưa được khai thác: Với trường hợp này khi sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường sẽ giúp tăng cường tiếp cận và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Việc doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng mới và mở rộng thị phần.
Doanh nghiệp khi nào nên áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường
– Sản phẩm hoặc dịch vụ mới: Muốn ra mắt sản phẩm hay dịch vụ mới doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường. Bởi khi đưa ra mức giá rẻ hơn so với thị trường rồi từ từ thâm nhập vào thị trường đó giúp tạo sự nhận thức và chấp nhận từ khách hàng. Doanh nghiệp có thể tăng cường quảng cáo, tiếp thị hay tạo ra các giá trị độc đáo đến với khách hàng.
– Mở rộng thị trường tiềm năng: Khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động và tiếp cận nguồn khách hàng mới thì có thể sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường. Với cách tiếp cận thị trường mới, tận dụng các cơ hội địa lý hoặc mở rộng hơn đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng và tạo niềm tin tăng trưởng.
Xem thêm: Những cơ hội và thách thức khi sử dụng chiến lược Marketing tập trung
3. Những lợi ích khi sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường
3.1. Tạo ra lợi thế cạnh tranh
Chiến lược thâm nhập thị trường cho phép doanh nghiệp xác định và tận dụng các cơ hội mới một cách hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đưa ra một chiến lược độc đáo và khác biệt. Khi đó mới có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút sự chú ý của khách hàng trong thị trường cạnh tranh.
3.2. Mở rộng thị trường
Chiến lược thâm nhập thị trường giúp bạn mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Khi tiếp cận với các thị trường mới, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh số bán hàng, khách hàng và doanh thu. Việc này sẽ mang lại tiềm năng tăng trưởng lớn cho doanh nghiệp.
Mở rộng chiến lược thâm nhập thị trường
3.3. Tăng khả năng đa dạng hoá
Bằng cách thâm nhập vào các thị trường mới, doanh nghiệp sẽ giảm được những hạn chế, rủi ro phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Đa dạng hóa hoạt động giúp doanh nghiệp đối phó với biến động kinh tế và các yếu tố thị trường khác, giảm thiểu tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.
Xem thêm: Chiến lược Marketing phân biệt là gì? Ưu và nhược điểm của chiến lược Marketing phân biệt
3.4. Tạo hình ảnh thương hiệu tốt
Chiến lược thâm nhập thị trường có thể giúp doanh nghiệp xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của mình để tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động đến các thị trường mới, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng cường nhận diện thương hiệu và xây dựng lòng tin và sự tin tưởng từ khách hàng mới. Khi có niềm tin của khách hàng thìa việc gia tăng doanh số sẽ dễ dàng hơn.
Tạo giá trị thương hiệu thông qua các chiến lược thâm nhập thị trường
3.5. Tiếp cận các nguồn lực mới
Việc các doanh nghiệp mở rộng sang các thị trường mới mang lại cơ hội tiếp cận với nguồn lực mới. doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn nhân lực, nguồn tài chính, đối tác và mạng lưới phân phối mới để phát triển doanh nghiệp và đạt được sự phát triển bền vững.
3.6. Học hỏi và phát triển doanh nghiệp
Khi sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường đòi hỏi bạn phải nắm bắt, hiểu và thích nghi với các thị trường và văn hóa mới. Qua quá trình đó, bạn sẽ có cơ hội học hỏi và phát triển kiến thức, kỹ năng và khả năng quản lý của mình.
Trên đây là các kiến thức liên quan đến câu hỏi “Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?”. Nếu doanh nghiệp của bạn còn hạn chế kinh nghiệm về việc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới như thế nào để khách hàng đón nhận thì hoàn toàn có thể sử dụng chiến lược này. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược hiệu quả.