Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển khởi nghiệp Shinecombank

Đặc điểm của 6 mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Đặc điểm của 6 mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Để trở thành doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường cần có một mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phù hợp. Bạn sẽ không khỏi thắc mắc tại sao Facebook và Google trở thành “ông lớn” hàng đầu thế giới. Bởi họ lựa chọn mô hình cơ cấu doanh nghiệp phù hợp để phát triển trên thị trường biến động như ngày nay. Bất kỳ doanh nghiệp nào từ nhỏ đến lớn đều cần có mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp để quản lý bộ máy hiệu quả.. Nếu bạn còn đang loay hoay trong việc lựa chọn mô hình phù hợp thì trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp các đặc điểm của 6 mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.

1. Hiểu như thế nào về mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp?

Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là cách tổ chức và phân chia các bộ phận trong doanh nghiệp. Đây là một trong những cách doanh nghiệp quản lý nhân lực của mình để đạt được mục tiêu kinh doanh. Một mô hình cơ cấu tổ chức cụ thể trong mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau tuỳ thuộc vào ngành nghề và mục tiêu doanh nghiệp.

 

Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sẽ thể hiện cách các bộ phận, phòng ban và cá nhân tương tác và làm việc với nhau. Chúng xác định các mức quyền lực và trách nhiệm của cấp trên với cấp dưới, đồng thời xác định cách thức thông tin và quyết định được truyền tải và thực hiện.

Khái niệm mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Khái niệm mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

 

Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc hiệu quả và tăng cường khả năng phát triển của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp phù hợp sẽ dẫn đến thành công và phát triển bền vững.

 

Ngày nay có tổng cộng 6 mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phổ biến đó là: mô hình cơ cấu chức năng, mô hình cơ cấu theo dự án, mô hình cơ cấu theo sản phẩm và dịch vụ, mô hình cơ cấu ma trận và mô hình cơ cấu theo thị trường.

2. Vai trò của mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Chúng sẽ quyết định doanh nghiệp đó thành công hay thất bại và ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh của doanh nghiệp. Vậy vai trò của 6 mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ngày nay là gì?

 

Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp được tổ chức và phân chia các đầu việc cho từng nhân viên để họ biết được trách nhiệm và quyền lực của mình trong doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tối ưu hoá sử dụng nguồn lực, thời gian để tăng tính hiệu quả của công việc. Đồng thời, chúng tạo ra môi trường làm việc tích cực và động viên sự hợp tác giữa các bộ phận với nhau. Khi ấy, đội ngũ nhân lực sẽ tăng cường sự đồng thuận, cùng nhau trao đổi các thông tin và giải quyết vấn đề hiệu quả.

                  Xem thêm: 5 bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả nhất

Khi có mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phù hợp có thể được điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp và thị trường kinh doanh. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng được với thị trường, công nghệ và các yêu cầu mới. Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp hiệu quả còn tạo sự chuyên nghiệp hoá và xây dựng hình ảnh tốt của doanh nghiệp với công chúng.

3. Đặc điểm của 6 mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ngày nay

Để hiểu hơn về kiến thức này cần nắm được các đặc điểm của 6 mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Khi bạn hiểu được cơ chế hoạt động của từng mô hình sẽ giúp bạn lựa chọn chúng một cách chính xác hơn. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ về đặc điểm của 6 mô hình cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp.

3.1. Mô hình cơ cấu chức năng

Mô hình cơ cấu chức năng (hay được gọi là Functional Structure) là một kiểu mô hình được thiết kế tập trung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Trong mô hình này, doanh nghiệp được chia thành các phòng ban riêng biệt dựa trên chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. Nó thường được áp dụng trong các doanh nghiệp lớn, phức tạp để quản lý dễ dàng hơn và tăng hiệu quả công việc.

3.2. Mô hình cơ cấu theo dự án

Mô hình cơ cấu theo dự án (hay được gọi là Project – Based Structure) là một dạng mô hình được doanh nghiệp sử dụng cho các dự án đặc biệt hoặc các sản phẩm độc đáo. Chúng được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng dự án. Ở mô hình này, doanh nghiệp sẽ chia ra các nhóm làm việc đa chức năng để hoàn thành một dự án cụ thể.

Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo dự án

Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo dự án

3.3. Mô hình cơ cấu theo sản phẩm và dịch vụ

Mô hình cơ cấu theo sản phẩm và dịch vụ (Product – Based and Service – Based Structure) là kiểu mô hình tập trung sâu vào các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Mô hình này doanh nghiệp sẽ chia thành các nhóm có chuyên môn, mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm phát triển, sản xuất hay quản lý một sản phẩm, dịch vụ riêng biệt.

3.4. Mô hình cơ cấu ma trận

Mô hình cơ cấu ma trận (Matrix Structure) là dạng mô hình được doanh nghiệp kết hợp giữa các yếu tố của mô hình cơ cấu chức năng và cơ cấu theo dự án. Nếu lựa chọn mô hình này, doanh nghiệp sẽ chia thành các nhóm làm việc chuyên môn dựa trên chức năng. Đồng thời, cũng có một số dự án riêng biệt mà nhân viên từ bộ phận chức năng phải tham gia.

Đặc điểm mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo ma trận

Đặc điểm mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo ma trận

3.5. Mô hình cơ cấu theo thị trường

Mô hình cơ cấu theo thị trường (Market – Based Structure) được thiết kế để tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc khu vực cụ thể mà doanh nghiệp phục vụ. Doanh nghiệp sẽ chia thành các đơn vị kinh doanh độc lập, mà trong đó mỗi đơn vị sẽ chịu trách nhiệm phát triển và quản lý hoạt động kinh doanh tại một thị trường nào đó.

                  Xem thêm: 5 nguyên tắc trong quản trị doanh nghiệp mà bạn cần biết

3.6. Mô hình cơ cấu phẳng

Mô hình cơ cấu phẳng (Flat Structure) được thiết kế để giảm bớt số lượng cấp quản lý và tăng tính linh hoạt trong quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Trong mô hình này, trách nhiệm và quyền lực được phân công trực tiếp từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất trong doanh nghiệp.

 

Như vậy ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được đặc điểm của 6 mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Tuỳ vào mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để lựa chọn mô hình phù hợp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp chạm đến thành công dễ dàng hơn.

thanh.tl

thanh.tl

Shinecombank

Công ty Shinecombank được thành lập vào ngày 8/3/2020 với tên gọi ban đầu là “Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp”. Sau quá trình đầu tư vào nhiều dự án, công ty đã thành công với 2 dự án lớn trong lĩnh vực ngoại ngữ và giáo dục. Năm 2022, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Tư Vấn, Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp Shinecombank”. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới bắt đầu, công ty đã đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi để thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Với mục tiêu nhân bản 1000 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong ngành giáo dục và hình thành trung tâm đào tạo khởi nghiệp sau 5 năm, công ty đang chuẩn bị cho một hướng đi đột phá trong tương lai.

Bài viết liên quan