Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển khởi nghiệp Shinecombank

Ưu, nhược điểm khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo chức năng

Ưu, nhược điểm khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo chức năng

Ngày nay có rất nhiều mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp trong đó bao gồm cơ cấu tổ chức theo chức năng. Mỗi một mô hình sẽ có những đặc điểm và ưu, nhược điểm khác nhau tuỳ vào mục tiêu kinh doanh. Để lựa chọn được mô hình phù hợp các doanh nghiệp phải nghiên cứu sâu về mỗi loại mô hình đó. Việc sử dụng mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đúng đắn sẽ mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

Vậy khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo chức năng có những ưu điểm và nhược điểm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm được các kiến thức liên quan nhé!

1. Cơ cấu tổ chức theo chức năng là gì?

Cơ cấu tổ chức theo chức năng là một mô hình quản lý và tổ chức doanh nghiệp dựa trên việc phân chia các phòng ban, đội nhóm và tài nguyên của công việc. Thay vì tập trung sâu vào các sản phẩm và dịch vụ như cơ cấu tổ chức theo sản phẩm, mô hình này sẽ phân chia nhóm các công việc có liên quan theo chức năng để tối ưu hoá quy trình làm việc, tăng cường hiệu quả của công việc.

Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng

Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng

 

Trong mô hình này, các bộ phận sẽ được tập hợp lại dựa trên công việc chung. Các chức năng thông thường bao gồm sản xuất, tài chính, tiếp thị, nhân sự, nghiên cứu và phát triển, quản lý chất lượng…Mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm các công việc liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, sẽ đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này cần có chuyên môn và sự phân chia rõ ràng để giúp cải thiện hiệu suất của công việc.

2. Ưu, nhược điểm khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo chức năng

2.1. Ưu điểm

Khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo chức năng sẽ mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp. Sau đây là ưu điểm khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo chức năng:

– Tính chuyên môn cao: Nhóm chuyên gia có cùng chức năng sẽ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể để nâng cao chất lượng và hiệu suất của công việc.

– Quản lý dễ dàng: Sử dụng mô hình này sẽ tập trung được các khía cạnh của công việc và phân công rõ ràng trách nhiệm để các nhóm thực hiện một cách có hiệu quả nhất.

Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng giúp quản lý công việc dễ dàng

Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng giúp quản lý công việc dễ dàng

– Tiết kiệm được chi phí: Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng cho phép chia sẻ các thiết bị và nguồn lực nên sẽ giảm thiểu được chi phí, tối ưu sử dụng tài nguyên.

– Dễ dàng phát triển đội ngũ: Nhân viên trong từng bộ phận sẽ nắm được các công việc của mình nên phát triển các kỹ năng, kiến thức dễ dàng hơn. Đồng thời, có thể thay phiên nhau làm việc nếu cần.

                       Xem thêm: Đặc điểm của 6 mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

2.2. Nhược điểm

Trái ngược với ưu điểm, khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo chức năng cũng có một số nhược điểm sau:

– Thiếu sự tương tác với các chức năng: Vì các bộ phận có chức năng giống nhau mới làm việc và hợp tác cùng nhau nên có thể xảy ra trường hợp thiếu sự tương tác với các nhóm. Khi ấy, sẽ dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp đòi hỏi sự kết hợp nhiều nhóm với nhau.

– Tách biệt giữa các bộ phận: Như trên đã đề cập, do các bộ phận làm việc độc lập nên có thể xảy ra hiện tượng “hòn đá ao” khi các bộ phận không cùng nhau hướng đến mục tiêu chung.

– Cạnh tranh nội bộ: Có thể trong quá trình thực hiện công việc các bộ phận cùng chức năng xảy ra các cạnh tranh với nhau trong việc cấp nguồn lực, dẫn đến xung đột và công việc không đạt hiệu quả cao.

– Khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề tổng thể: Các bộ phận có cùng chức năng có thể tập trung quá mức vào công việc riêng lẻ và khó khăn trong việc nhìn nhận, giải quyết các vấn đề toàn diện của doanh nghiệp.

3. Tại sao nên áp dụng cơ cấu tổ chức theo chức năng trong doanh nghiệp?

Khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo chức năng, các nhóm công việc có cùng chức năng sẽ hợp nhất lại với nhau. Điều này giúp tối ưu hoá quy trình công việc, giảm thiểu sự trùng lặp và doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Mỗi nhóm chức năng sẽ chuyên sâu vào công việc của mình để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Khi ấy, các nhóm sẽ tăng cường trách nhiệm đối với từng phần công việc được giao và nâng cao chất lượng đầu ra.

Áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng trong doanh nghiệp đem lại lợi ích gì

Áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng trong doanh nghiệp đem lại lợi ích gì

                       Xem thêm: Doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm: Ưu điểm và thách thức

Nhóm các chức năng tập trung vào công việc cụ thể giúp đẩy mạnh sự phát triển và đổi mới trong từng lĩnh vực chuyên biệt. Lúc đó, doanh nghiệp có thể thích ứng tốt với xu hướng mới và nhanh chóng phản ứng với sự thay đổi của thị trường. Các nhân viên trong cùng một chức năng có cơ hội được trải nghiệm và phát triển kỹ năng chuyên môn, tiến bộ trong lĩnh vực công việc của mình. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi để giữ chân nhân tài và tạo lòng trung thành từ nhân viên.

 

Việc doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo chức năng mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Tuy nhiên, để áp dụng chúng thành công doanh nghiệp cần đảm bảo sự hợp tác và giao tiếp tốt giữa các bộ phận, tối ưu hoá quy trình làm việc giữa các chức năng.

 

Khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo chức năng để tạp một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tại đây, nhân viên sẽ được phát triển bản thân mình và có thể gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn. Tuy nhiên, mô hình này còn một số hạn chế nên khi thực hiện cần hết sức lưu ý.

thanh.tl

thanh.tl

Shinecombank

Công ty Shinecombank được thành lập vào ngày 8/3/2020 với tên gọi ban đầu là “Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp”. Sau quá trình đầu tư vào nhiều dự án, công ty đã thành công với 2 dự án lớn trong lĩnh vực ngoại ngữ và giáo dục. Năm 2022, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Tư Vấn, Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp Shinecombank”. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới bắt đầu, công ty đã đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi để thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Với mục tiêu nhân bản 1000 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong ngành giáo dục và hình thành trung tâm đào tạo khởi nghiệp sau 5 năm, công ty đang chuẩn bị cho một hướng đi đột phá trong tương lai.

Bài viết liên quan