Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng chạm đến thành công. Trong đó, cơ cấu tổ chức theo sản phẩm đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đối với doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm, nhân viên sẽ dựa vào nhóm sản phẩm cụ thể để tập trung sâu vào chúng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp áp dụng cơ cấu ấy nhưng chưa đạt được kết quả cao. Bởi phải đối mặt những thách thức khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm. Để khắc phục được các vấn đề đó hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
1. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm là gì?
Nếu muốn doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm cần hiểu ý nghĩa và những ưu điểm, thách thức của chúng. Vậy cơ cấu tổ chức theo sản phẩm là như thế nào?
Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm là một mô hình quản lý của doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp sẽ dựa trên việc chia các phòng ban, đội nhóm và tài nguyên dựa vào sản phẩm và dịch vụ cụ thể mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Mô hình này sẽ tập trung vào sự chuyên môn của từng sản phẩm, dịch vụ và cho phép các nhóm làm việc tập trung để phát triển một cách hiệu quả. Khi ấy, mục tiêu chung của doanh nghiệp sẽ được thực hiện tốt nhất.
Khái niệm doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
Trong cơ cấu tổ chức theo sản phẩm, các nhóm sẽ làm việc độc lập và có trách nhiệm về sản phẩm, dịch vụ mà mình được bàn giao. Các nhóm thường là chuyên gia, kỹ sư, nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing hay các chức vụ khác liên quan đến việc quảng bá và phát triển sản phẩm. Mỗi nhóm phải có trách nhiệm về cách thức triển khai, lên kế hoạch, quản lý sản phẩm.
2. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm thiểu được chi phí hay dễ dàng phát triển kinh doanh. Khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm sẽ có những ưu điểm và lợi thế gì?
Xem thêm: Đặc điểm của 6 mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
2.1. Nhân viên tập trung sâu vào chuyên môn
Cơ cấu được thực hiện theo việc phân chia các công việc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cho từng bộ phận. Việc này cần có chuyên môn nhất định nên nhân viên cần phát triển kiến thức sâu về lĩnh vực của họ. Điều này cải thiện được chất lượng công việc và khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
2.2. Khả năng phát triển đội ngũ
Mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm khuyến khích sự phát triển cá nhân của các thành viên trong nhóm. Khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm nhân viên sẽ có cơ hội phát triển các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng quản lý, giúp tăng cường trách nhiệm và năng suất làm việc.
2.3. Giảm chi phí quản lý
Bởi tính chất của cơ cấu tổ chức theo sản phẩm nhân viên chỉ tập trung vào sản phẩm, dịch vụ mình được phân công. Khi ấy, giúp giảm bớt chi phí quản lý so với việc quản lý nhiều bộ phận phức tạp khác nhau.
Doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm giúp giảm chi phí quản lý đáng kế
2.4. Dễ dàng phát triển sản phẩm
Vì nhân viên cần có chuyên môn cao nên các nhóm sản phẩm chịu trách nhiệm phát triển và quản lý từ khâu chuẩn bị đến khâu nghiên cứu để đưa sản phẩm ra thị trường. Điều này, giúp tăng cường tiến độ và quy trình phát triển sản phẩm một cách rõ ràng, hiệu quả hơn.
2.5. Quản lý được các rủi ro
Các nhóm được thực hiện công việc một cách độc lập giúp giảm thiểu được rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Nếu một nhóm sản phẩm gặp vấn đề thì các nhóm còn lại vẫn có thể hoạt động và thực hiện các công việc bình thường.
3. Thách thức khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
Khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm có thể sẽ phải đối mặt với một số thách thức. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng khi doanh nghiệp biết triển khai cơ cấu một cách hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Cùng tiếp tục theo dõi một số thách thức khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm.
3.1. Điều chỉnh văn hoá tổ chức
Việc chuyển đổi từ cơ cấu tổ chức theo hướng truyền thống sang cơ cấu tổ chức theo sản phẩm có thể yêu cầu sự thay đổi lớn về văn hoá tổ chức. Đội ngũ nhân viên và quản lý có thể gặp một số khó khăn trong việc thích nghi với môi trường làm việc mới.
Áp lực thay đổi văn hóa khi áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm trong doanh nghiệp
3.2. Cạnh tranh giữa các nhóm trong cùng một doanh nghiệp
Với mô hình cơ cấu này, doanh nghiệp có thể đối mặt sự cạnh tranh giữa các nhóm sản phẩm, đặc biệt khi có chia sẻ nguồn lực và mục tiêu chung. Khi đó, doanh nghiệp phải đảm bảo các nhóm cùng nhau phát triển và chia sẻ thông tin để tối đa hoá hiệu quả của doanh nghiệp.
Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp là gì? 4 chức năng của quản trị doanh nghiệp
3.3. Gặp khó khăn trong việc quản lý các nhóm
Vì các nhóm hoạt động độc lập nên có thể xảy ra trường hợp phân tán quản lý và khó kiểm soát. Điều này khiến quản lý tổ chức trở nên phức tạp hơn, đặc biệt nếu không có hệ thống quản lý chặt chẽ và hiệu quả.
3.4. Đối mặt với sự thay đổi của thị trường
Mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm có thể gây khó khăn khi doanh nghiệp thích nghi và thay đổi thị trường nhanh chóng. Các nhóm sản phẩm có thể thay đổi chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm để đáp ứng với nhu cầu của thị trường.
Vừa rồi Shinecombank đã chỉ ra những ưu điểm và thách thức khi doanh nghiệp cơ cấu tổ chức theo sản phẩm. Mong kiến thức này sẽ giúp bạn phát triển hơn trong tương lai.