Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển khởi nghiệp Shinecombank

Học cách quản lý tài chính cá nhân thông minh – nên bắt đầu từ đâu?

cách quản lý tài chính hiệu quả

Quản lý tài chính là một kỹ năng quan trọng giúp bạn có thể đạt được mục tiêu tài chính của mình, từ việc tiết kiệm tiền, trả nợ cho đến đầu tư và tích lũy tài sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách quản lý tài chính cá nhân thông minh và hiệu quả để đạt được mục tiêu tài chính của bạn. 

Cách quản lý tài chính cá nhân? Có quan trọng không?

Tài chính cá nhân bao gồm các vấn đề liên quan đến việc quản lý, sử dụng, hạch toán và chi tiêu số tiền kiếm được. Cũng như việc tiết kiệm hay đầu tư của mỗi cá nhân. Vì mỗi người có thu nhập, chi tiêu, nhu cầu và thói quen tiêu dùng khác nhau, vấn đề tài chính cá nhân của mỗi người là khác nhau. 

Quản lý tài chính cá nhân được hiểu là sử dụng tiền một cách hợp lý để thỏa mãn các nhu cầu cần thiết, đạt được mục tiêu cá nhân và chuẩn bị cho tương lai. Đồng thời, cũng cần dành một phần tiền để dự trữ cho những tình huống khẩn cấp, rủi ro khó lường trong cuộc sống. Cách quản lý tài chính là vô cùng cần thiết 

Vì sao chúng ta cần học cách quản lý tài chính ?

Việc quản lý tài chính cá nhân giúp bạn hiểu rõ hơn về việc quản lý và sử dụng tiền bạc, cũng như giúp bạn tìm ra cách giải quyết các vấn đề tài chính đang gặp phải.

Khi bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn có thể kiểm soát chi tiêu một cách chặt chẽ, tránh lãng phí tiền vào những việc không cần thiết. Điều này giúp tiền được sử dụng đúng mục đích và hạn chế các khoản nợ hay vấn đề tài chính khác. Đây là cách quản lý tài chính giúp bạn luôn làm chủ được số tiền 

Bên cạnh đó, việc quản lý tài chính cá nhân giúp bạn đặt ra mục tiêu và kế hoạch tài chính trong tương lai. Khi bạn biết được số tiền cần để đạt được mục tiêu của mình, bạn có thể tiết kiệm và đầu tư vào những cơ hội phù hợp để tăng thu nhập và gia tăng tài sản.

Ngoài ra, việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả còn giúp bạn sẵn sàng để đối mặt với những tình huống khẩn cấp đột xuất, như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp hay cắt giảm lương. Khoản tiền dự phòng và tiết kiệm sẽ giúp bạn ứng phó kịp thời với những tình huống này mà không phải lo lắng về tài chính.

Tóm lại, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả giúp bạn kiểm soát chi tiêu, đặt ra kế hoạch tài chính trong tương lai, tăng thu nhập và gia tăng tài sản, cũng như chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp đột xuất.

7 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn nên biết

Những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sau đây sẽ hỗ trợ khoản tài chính của bạn rất nhiều đó!

Thường xuyên rà soát chi tiêu

Hãy thường xuyên kiểm tra các khoản chi tiêu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm của bạn, ví dụ như học phí, chi tiêu cho gia đình, mua sắm quần áo,… Sau đó, phân loại chúng thành 2 loại: những khoản chi tiêu có thể cắt giảm (ít hoặc không quan trọng) và những khoản chi tiêu không thể cắt giảm (quan trọng).

Lên kế hoạch cho mục tiêu và lộ trình tài chính rõ ràng

Mục tiêu của bạn có thể là dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn, tuy nhiên, nó cần phải được định rõ ràng để có thể lập kế hoạch tiết kiệm chính xác. Ví dụ, bạn có thể đang có kế hoạch đi du lịch cùng gia đình trong năm tới và dự tính sẽ tốn khoảng 12 triệu đồng. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này, bạn cần lập một lộ trình tiết kiệm mỗi tháng tối thiểu 1 triệu đồng.

Không chi tiêu nhiều hơn 10% số tiền kiếm được

Theo nguyên tắc quản lý tài chính được khuyên dành cho người trẻ, bạn không nên chi tiêu nhiều hơn 10% thu nhập của mình. Ví dụ, nếu thu nhập hàng tháng của bạn là 10 triệu đồng, bạn nên hạn chế mua những vật dụng có giá trị cao hơn 1 triệu đồng.

Thoát khỏi vòng xoáy nợ nần

Cách quản lý tài chính cá nhân thông minh là không có thêm khoản nợ nào nữa. Để tránh rơi vào tình trạng nợ nần, bạn cần thanh toán hết số tiền nợ hiện tại và không nên mượn thêm trong tháng tiếp theo. Ngoài ra, hạn chế chi tiêu không cần thiết và chỉ tiêu cho những thứ thật sự cần thiết. Như vậy, việc thoát khỏi “vòng xoáy” nợ nần sẽ không còn là điều quá khó khăn.

Tiết kiệm từ 10 – 15% thu nhập hàng tháng

Nguyên tắc cơ bản trong cách quản lý tài chính này là tiết kiệm tối thiểu 10 – 15% thu nhập hàng tháng, đặc biệt hiệu quả đối với những người mới bắt đầu. Ví dụ, nếu tổng thu nhập của bạn là 10 triệu đồng/tháng, bạn cần tiết kiệm từ 1 đến 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Nếu bạn đã thích nghi được với mức tiết kiệm này, bạn có thể tăng mức tiết kiệm lên từ 20%, 25%, 30% hoặc thậm chí đến 50% thu nhập hàng tháng.

Cố gắng gia tăng thu nhập từ nhiều nguồn

Bạn có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi sau giờ làm việc để tìm kiếm các công việc phụ khác như viết nội dung thuê, quản lý fanpage hoặc kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, việc làm nhiều công việc đòi hỏi bạn phải biết phân bổ thời gian hợp lý để tránh làm việc quá đà và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bản thân.

“Sắm” hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Cách quản lý tài chính này khá cần thiết. Các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay có nhiều tính năng và quyền lợi khác nhau. Không chỉ giúp bảo vệ tài chính của người tham gia khỏi những rủi ro trong cuộc sống, mà nhiều hợp đồng còn cung cấp quyền lợi tích lũy và đầu tư, từ đó giúp người tham gia có thể tập trung vào việc quản lý chi tiêu một cách hiệu quả và đảm bảo một nguồn thu nhập ổn định cho tuổi già. Đây là cahs cách quản lý tài chính cá nhân phổ biến hiện nay 

Các cách quản lý tài chính cá nhân phổ biến hiện nay

Nổi bật nhất trong các công thức quản lý tài chính cá nhân là quy tắc 50-30-20 và quy tắc 6 cái lọ.

Quy tắc 50 – 30 – 20

Cách quản lý tài chính hiệu quả là quản lý dòng tiền cá nhân sau đây được xem là cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả, bao gồm việc chia thu nhập của bạn thành ba khoản:

– Dành 50% thu nhập cho các chi phí sinh hoạt cần thiết như nhà ở, thực phẩm, đi lại.

– Chi 30% cho các chi phí linh hoạt như giải trí, hiếu hỉ,… nếu cần, bạn có thể cắt giảm.

– Dành 20% để trả nợ và tiết kiệm cho các mục tiêu. Bạn có thể chia phần dành dụm này thành nhiều khoản ứng với từng mục tiêu để dễ theo dõi.

Quy tắc 6 cái lọ

Cách quản lý tài chính quản lý thu nhập này mang tính chi tiết hơn so với quy tắc 50-30-20. Theo đó, thu nhập của bạn được phân thành 6 khoản chi tiêu:

– Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập) bao gồm các chi phí sinh hoạt hàng ngày như thực phẩm, tiền nhà, hóa đơn điện nước…

– Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập) để đáp ứng cho các mục tiêu tiết kiệm dài hạn như mua nhà, mua xe, kinh doanh, cưới hỏi…

– Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập) để đóng góp cho các khóa học chuyên môn, chứng chỉ, workshop, nâng cao trình độ chuyên môn và cơ hội thăng tiến trong công việc.

– Lọ 4 – Thưởng thức (10% thu nhập) để thưởng cho bản thân bạn sau khi đã cố gắng làm việc và tiết kiệm.

– Lọ 5 – Đầu tư tài chính (10% thu nhập) để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh,… đem lại thu nhập thụ động.

– Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập) để hỗ trợ người thân, bạn bè hoặc các tổ chức từ thiện cho cộng đồng.

Chi tiết các cách quản lý tài chính cá nhân và các bước triển khai được đề cập tại khóa học của Kylin – do thầy Trần Đức Huân, người có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch forex; đầu tư vàng; đầu tư chứng khoán,… trực tiếp giảng dạy.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách quản lý tài chính cá nhân và trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản để bắt đầu hành trình tài chính của mình. Hãy bắt đầu áp dụng ngay hôm nay và đạt được những thành công trong tương lai!

Xem thêm kiến thức về tài chính cá nhân tại đây=>>>

Đừng quên theo dõi fanpage: SHINECOMBANK để có những thông tin mới nhất nhé

thanh.tl

thanh.tl

Shinecombank

Công ty Shinecombank được thành lập vào ngày 8/3/2020 với tên gọi ban đầu là “Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp”. Sau quá trình đầu tư vào nhiều dự án, công ty đã thành công với 2 dự án lớn trong lĩnh vực ngoại ngữ và giáo dục. Năm 2022, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Tư Vấn, Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp Shinecombank”. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới bắt đầu, công ty đã đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi để thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Với mục tiêu nhân bản 1000 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong ngành giáo dục và hình thành trung tâm đào tạo khởi nghiệp sau 5 năm, công ty đang chuẩn bị cho một hướng đi đột phá trong tương lai.

Bài viết liên quan