Xem nhanh
Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Xét đến quá trình vận hàng doanh nghiệp, việc đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế hoạt động kiểm toán rất được chú trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kiểm toán báo cáo tài chính là gì, đối tượng hướng đến là ai cũng như vai trò của hoạt động này trong doanh nghiệp.
Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Kiểm toán báo cáo tài chính là quá trình đánh giá, xác minh và bảo đảm tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính trong báo cáo của một doanh nghiệp. Nó bao gồm kiểm tra các ghi chú, số liệu và tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán và pháp lý áp dụng. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là cung cấp một đánh giá độc lập về tính xác thực và tin cậy của báo cáo tài chính, giúp người sử dụng thông tin tài chính có được sự tin tưởng và đưa ra quyết định thông minh về doanh nghiệp đó. Trong đó, hệ thống thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán ở đây chính là thước đo đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính.
Công tác kiểm toán báo cáo tài chính phần lớn sẽ do các doanh nghiệp kiểm toán đảm nhận, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý, chính phủ, ngân hàng hay nhà đầu tư,… Chi tiết:
– Nếu là các nhà quản lý:Báo cáo cho họ thấy những tồn tại, sai sót đang mắc phải nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng thông tin tài chính của tổ chức.
– Nếu là ngân hàng và các nhà đầu tư: Báo cáo giúp họ xem xét lại việc cho vay vốn dựa trên tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Đối tượng cần thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính là ai?
Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là:
– Doanh nghiệp và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
– Tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
– Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
– Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
– Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc theo quy định liên quan của pháp luật.
– Doanh nghiệp nhà nước, trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật.
– Doanh nghiệp và tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp và tổ chức mà các tập đoàn hoặc tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính.
– Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính.
– Doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Các đối tượng này phải tuân thủ quy định và thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của thông tin tài chính.
Tại sao phải kiểm toán báo cáo tài chính?
Dựa trên kinh nghiệm xây dựng và vận hành doanh nghiệp, cũng như từng là Giám đốc trung tâm tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp – CSSB, thầy giáo Trần Đức Huân – giảng viên tại Kylin khẳng định víệc kiểm toán báo cáo tài chính có ý nghĩa rất lớn, kể đến là:
Đảm bảo tính chính xác và tin cậy
Kiểm toán báo cáo tài chính giúp đảm bảo rằng thông tin tài chính được đưa ra là chính xác và đáng tin cậy. Tạo ra sự tin tưởng cho các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, và đối tác kinh doanh, giúp họ đưa ra quyết định thông minh và đánh giá chính xác về doanh nghiệp.
Tuân thủ quy định pháp luật
Kiểm toán báo cáo tài chính đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kế toán, cũng như các quy định pháp luật liên quan. Điều này giúp tránh rủi ro pháp lý và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến tuân thủ.
Phát hiện lỗi và gian lận
Qua quá trình kiểm toán, các lỗi, sai sót và hành vi gian lận trong báo cáo tài chính có thể được phát hiện. Điều này đảm bảo tính trung thực và minh bạch trong thông tin tài chính, giúp ngăn chặn và ngăn cản các hành vi gian lận và rủi ro tài chính.
Cải thiện quản trị và hiệu suất
Kiểm toán báo cáo tài chính cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và hiệu suất của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá và phân tích số liệu, kiểm toán viên có thể đưa ra những khuyến nghị cải thiện quản trị, tăng cường kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu suất hoạt động.
Tạo lòng tin và hỗ trợ vay vốn
Bằng việc có báo cáo tài chính được kiểm toán, doanh nghiệp có thể tạo lòng tin và niêm yết được các tiêu chuẩn cao hơn trong việc vay vốn từ ngân hàng hoặc từ các nhà đầu tư.
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính bạn cần biết
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính thông thường sẽ bao gồm 3 bước như sau:
Lập kế hoạch kiểm toán
Các kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán đều cần lập kế hoạch và mô tả chi tiết phạm vi và quy trình kiểm toán. Kế hoạch này phải đầy đủ và rõ ràng để làm căn cứ cho các bước kiểm toán tiếp theo.
Khi nhận được thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành tìm hiểu về khách hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Đồng thời, công ty kiểm toán cần chuẩn bị phương tiện và nhân viên để triển khai chương trình kiểm toán.
Ngoài ra, công ty kiểm toán và kiểm toán viên cần nhận diện và đánh giá rủi ro liên quan đến sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu.
Tiến hành kiểm toán
Kiểm toán viên sẽ áp dụng phương pháp kỹ thuật phù hợp với từng đối tượng cụ thể để thu thập số liệu chính xác. Quá trình này đòi hỏi sự chủ động và tích cực trong việc triển khai kế hoạch và chương trình kiểm toán, nhằm đưa ra ý kiến về tính xác thực và hợp lý cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Giai đoạn này là khi kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm soát, phân tích và kiểm tra chi tiết dựa trên kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Tổng hợp và đưa ra ý kiến
Sau khi thực hiện phân tích và đánh giá, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận được ghi lại trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Các công việc cụ thể cần được thực hiện trước khi đánh giá bao gồm:
– Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến.
– Xem xét sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ.
– Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị.
– Thu thập thư giải trình từ Ban giám đốc (nếu có).
Tiếp theo, kiểm toán viên tổng hợp kết quả và lập Báo cáo kiểm toán, cùng xử lý các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo (nếu có). Kết quả kiểm toán có thể là: Chấp nhận toàn phần hoặc Không chấp nhận toàn phần.
Trên đây là các thông tin cơ bản bạn đọc cần biết liên quan đến vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính. Hy vọng rằng nội dung mà Kylin cung cấp có thể hỗ trợ thật tốt cho bạn đọc.
Xem thêm kiến thức về tài chính cá nhân Tại đây =>>>
Đừng quên theo dõi fanpage SHINECOMBANK để cập nhật những thông tin mới nhất nhé