Marketing mix hay còn gọi là tiếp thị hỗn hợp là một chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ sử dụng vì nó đem lại thành công khá hiệu quả. Trong đó, chiến lược 4P trong marketing mix (4 chiến lược marketing) được nhắc đến nhiều nhất, và chúng cũng góp phần vào việc xây dựng và phát triển vào các chiến lược marketing ngày nay. Cùng tìm hiểu rõ hơn về 4 chiến lược marketing trong bài viết dưới đây nhé.
Xem nhanh
1. 4P trong marketing là gì?
4P trong marketing là một mô hình tiếp thị bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (kênh phân phối) và Promotion (xúc tiến/ khuyến mại). 4 yếu tố này tạo nên Marketing mix (marketing hỗn hợp).
4P bao gồm các yếu tố được xem xét khi tiếp thị sản phẩm, ví dụ như nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm có đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng không, khách hàng cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ ra sao, sản phẩm có điểm gì nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh và cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng của mình.
Khái niệm về 4P đã xuất hiện từ những năm 1950. Khi ngành marketing phát triển, nhiều chữ P khác cũng được xác định, bao gồm con người, quy trình và bằng chứng vật lý.
4p trong marketing
Xem thêm: Hoạch định chiến lược marketing là gì? 5 bước để thành công
1.1. Product (sản phẩm)
Một trong 4 chiến lược marketing đầu tiên bạn cần hiểu đó là Product (sản phẩm). Sản phẩm là hàng hóa hoặc dịch vụ được tiếp thị cho đối tượng mục tiêu. Khi bạn đang muốn marketing cho sản phẩm của mình hãy tự đặt ra những câu hỏi dưới đây:
- Sản phẩm của bạn là gì?
- Sản phẩm của bạn dùng để làm gì? Sản phẩm có đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng hoặc cung cấp trải nghiệm mới mẻ hay không?
- Đối tượng mục tiêu cho sản phẩm của bạn là ai?
- Sản phẩm của bạn khác gì so với với đối thủ? Ưu nhược điểm?
Bên cạnh đó có một vài điểm mà các công ty cần lưu ý khi tiếp thị sản phẩm của mình bao gồm:
- Công việc của marketing là xác định sản phẩm và chất lượng của nó, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
- Xác định sản phẩm cũng là chìa khoá để phân phối sản phẩm đó. Các nhà tiếp thị (marketer) cần hiểu vòng đời của sản phẩm và các nhà điều hành doanh nghiệp cần có kế hoạch ứng phó với sản phẩm ở mọi giai đoạn của vòng đời.
- Loại sản phẩm cũng quyết định một phần chi phí của nó, sản phẩm nên được đặt ở đâu và quảng bá như thế nào.
Product (sản phẩm) là yếu tố đầu tiên của 4P Marketing.
1.2. Price (Giá cả)
Chữ P thứ hai trong 4 chiến lược Marketing đó là Price (giá cả). Giá là chi phí của một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Khi tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ, quan trọng là bạn cần chọn một mức giá có thể tiếp cận đồng thời với thị trường mục tiêu và đáp ứng các chiến lược mục tiêu của doanh nghiệp. Giá cả có thể tác động đáng kể đến sự thành công nói chung của một sản phẩm.
Ví dụ nếu bạn định giá sản phẩm của mình quá cao đối với đối tượng mục tiêu, thì rất ít người trong số họ sẽ mua sản phẩm đó. Tương tự vậy, nếu bạn định giá sản phẩm của mình quá thấp, thì một số người có thể bỏ qua nó chỉ vì họ lo ngại rằng nó có thể kém chất lượng và cắt giảm lợi nhuận tiềm năng của bạn.
Để xác định một mức giá thành công, bạn sẽ muốn tìm hiểu kỹ lưỡng đối tượng mục tiêu của mình và mức độ mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của bạn. Hãy cân nhắc một số câu hỏi về giá cả của sản phẩm như:
- Phạm vi giá của đối thủ cạnh tranh sản phẩm của bạn là gì?
- Phạm vi giá của đối tượng mục tiêu của bạn là gì?
- Giá nào là quá cao cho khách hàng của bạn? Giá nào là quá thấp?
- Giá nào phù hợp nhất với thị trường mục tiêu của bạn?
Chi phí sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán ra.
Xem thêm: 6 chiến lược bán hàng hiệu quả nhanh chóng
1.3. Place (Kênh phân phối)
Chiến lược thứ ba trong 4 chiến lược marketing đó là Place (kênh phân phối). Place là nơi bạn bán sản phẩm của mình và các kênh phân phối mà bạn sử dụng để đưa sản phẩm đến khách hàng của mình.
Giống như giá cả, tìm đúng nơi để tiếp thị và bán sản phẩm là yếu tố chính để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Nếu bạn đặt sản phẩm của mình ở một nơi mà khách hàng mục tiêu của bạn không thấy được – dù là trực tiếp hay mua sắm online – thì bạn có thể sẽ không đạt được mục tiêu doanh số bán hàng của mình. Trong khi đó, địa điểm phù hợp có thể giúp bạn kết nối với đối tượng mục tiêu và thành công tăng doanh thu.
Ví dụ, bạn đang bán những đôi giày thể thao do chính bạn thiết kế. Thị trường mục tiêu của bạn là các vận động viên ở độ tuổi đầu 20 đến cuối 30, vì vậy bạn quyết định tiếp thị sản phẩm của mình trên các ấn phẩm thể thao và bán nó tại các cửa hàng bán đồ thể thao chuyên dụng. Bằng cách tập trung vào các cửa hàng thể thao thay vì các cửa hàng giày nói chung, bạn đang hướng nỗ lực của mình đến một địa điểm cụ thể phù hợp nhất với mục đích tiếp thị của bạn.
Để quyết định nơi tốt nhất để marketing và bán sản phẩm của mình, bạn nên cân nhắc nghiên cứu các địa điểm thực tế hoặc kỹ thuật số mà đối tượng mục tiêu của bạn mua sắm và sử dụng thông tin. Một số câu hỏi để xem xét bao gồm:
- Bạn sẽ bán sản phẩm của mình ở đâu?
- Đối tượng mục tiêu của bạn mua sắm ở đâu?
- Kênh phân phối nào là tốt nhất để tiếp cận thị trường mục tiêu của bạn?
Địa điểm (Place) là nơi bạn sẽ bán sản phẩm và cách bạn sẽ phân phối nó.
1.4. Promotion (Xúc tiến/ khuyến mại)
Promotion là chữ P cuối cùng trong 4 chiến lược marketing phổ biến. Promotion là cách bạn quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Thông qua quảng cáo, bạn sẽ quảng bá sản phẩm của mình bằng một chiến dịch tiếp thị hiệu quả gây được tiếng vang với đối tượng mục tiêu. Xúc tiến bao gồm quảng cáo, quan hệ công chúng và chiến lược truyền thông tổng thể để giới thiệu sản phẩm.
Có nhiều cách khác nhau để quảng bá sản phẩm của bạn. Một số phương pháp truyền thống bao gồm truyền miệng, quảng cáo trên báo in và quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, thậm chí còn có nhiều kênh tiếp thị hơn mà bạn có thể sử dụng để quảng bá sản phẩm của mình, chẳng hạn như tiếp thị nội dung, tiếp thị qua email và tiếp thị trên mạng xã hội .
Ví dụ: Thương hiệu rượu Vodka Thụy Điển Absolut chỉ bán được 10.000 thùng Vodka vào năm 1980. Đến năm 2000, công ty đã bán được 4,5 triệu thùng, một phần nhờ vào chiến dịch quảng cáo mang tính biểu tượng của mình. Những hình ảnh trong chiến dịch làm nổi bật mẫu chai đặc trưng của thương hiệu được tạo kiểu theo một loạt các hình ảnh siêu thực: một cái chai có vầng hào quang, một cái chai làm bằng đá hoặc một cái chai có hình dạng của những cái cây đứng trên dốc trượt tuyết. Đến nay, chiến dịch Absolut là một trong những chiến dịch kéo dài liên tục nhất mọi thời đại, từ năm 1981 đến năm 2005.
Promotion (quảng bá) – yếu tố quyết định doanh thu của một doanh nghiệp.
Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Phân loại thị trường mục tiêu cụ thể
2. Tầm quan trọng của 4 chiến lược marketing (marketing mix)
Marketing mix là một công cụ đáng chú ý để tạo ra chiến lược tiếp thị phù hợp và thực hiện nó thông qua các chiến thuật hiệu quả. Việc đánh giá vai trò của sản phẩm, khuyến mãi, giá cả và địa điểm đóng một phần quan trọng trong phương pháp tiếp thị tổng thể của bạn. Trong khi đó, chiến lược tiếp thị hỗn hợp đi đôi với định vị, nhắm mục tiêu và phân khúc. Và cuối cùng, tất cả các yếu tố, bao gồm trong marketing mix và marketing mix mở rộng, có tác động qua lại với nhau.
Như vậy, bài viết hôm nay đã chia sẻ những kiến thức liên quan đến 4 chiến lược marketing. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích đối với bạn và doanh nghiệp trong việc lựa chọn và cải thiện kế hoạch marketing của mình.
Bạn nghĩ gì về 4P trong marketing? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé. Cảm ơn đã theo dõi!
Tham khảo thêm: Các bài viết chủ đề kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KHỞI NGHIỆP SHINECOMBANK
- Hotline:037 998 9286
- Số 164 Phố Hoàng Ngân, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Website: https://shinecombank.vn
- Fanpage: SHINECOMBANK | Facebook