Mô hình kinh doanh là một khía cạnh quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp. Để xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả, không thể bỏ qua việc tìm hiểu về 5 áp lực cạnh tranh của Porter. Vậy bạn đã biết mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter chưa? Cùng Shinecombank khám phá mô hình thú vị này trong phần dưới đây nhé.
Xem nhanh
1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces) của Michael Porter là một công cụ quan trọng để phân tích và đánh giá năm áp lực cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp. Mô hình này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tác động của các yếu tố cạnh tranh đến doanh nghiệp và giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu của ngành.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Xem thêm: 4 chiến lược kinh doanh phổ biến doanh nghiệp nào cũng cần biết
Michael Porter đã sáng tạo ra mô hình này nhằm đo lường sự ảnh hưởng của năm áp lực cạnh tranh đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, các quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng ngành và tạo ra chiến lược phát triển phù hợp cho tương lai.
Mô hình “Porter’s Five Forces” là công cụ hữu ích để định hình và tối ưu hóa mô hình kinh doanh của bạn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Hãy cùng khám phá sâu hơn về mô hình này và áp dụng nó vào doanh nghiệp của bạn để đạt được sự thành công bền vững.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt bao gồm: Đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế. Hãy đi sâu vào phân tích cụ thể dưới đây để hiểu rõ hơn.
1.1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Yếu tố đầu tiên trong mô hình là đối thủ cạnh tranh và sức mạnh của họ trong ngành. Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh sản phẩm tương đương với cùng mức giá và chất lượng, và hướng đến cùng phân khúc khách hàng.
Số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo sự đột phá và sự khác biệt của sản phẩm. Nếu có quá nhiều doanh nghiệp tham gia, sản phẩm sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ra sự đột phá. Tuy nhiên, nếu đối thủ cạnh tranh không quá mạnh, sẽ không tạo ra áp lực lớn khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.
1.2. Đối thủ tiềm ẩn
Bên cạnh đối thủ hiện tại trên thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến những đối thủ tiềm ẩn và doanh nghiệp mới trong ngành.
Sự xuất hiện của một doanh nghiệp mới với sản phẩm độc đáo hoặc chi phí hiệu quả có thể ảnh hưởng đến vị trí của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần liên tục cải tiến và hoàn thiện quy trình sản xuất để đối mặt với đối thủ tiềm ẩn.
1.3. Nhà cung ứng
Hoạt động của doanh nghiệp trong ngành cũng bị ảnh hưởng bởi sự sẵn có của nhà cung cấp. Số lượng nhà cung cấp càng ít, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp càng lớn. Khi đó, nhà cung cấp sẽ có quyền quyết định về giá cả nguyên vật liệu, dịch vụ. Nó sẽ tác động đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khía cạnh nhà cung ứng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Ngược lại, nếu lượng nhà cung cấp lớn, doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn đối tác phù hợp về chất lượng, số lượng và giá thành nguyên liệu. Lúc này, doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí và gia tăng lợi nhuận cho mình.
1.4. Khách hàng
Để tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp cần chú trọng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sự cạnh tranh ngày càng tăng khi có nhiều lựa chọn cho khách hàng. Do đó, doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực tối ưu sản phẩm và giá cả để thu hút khách hàng.
Xem thêm: 7 bước xây dựng mô hình kinh doanh
Yếu tố quan trọng khi nghiên cứu khách hàng bao gồm: số lượng khách hàng, sự trung thành và chi phí tìm kiếm khách hàng mới.
1.5. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những lựa chọn khác có tính năng và giá trị sử dụng tương đương, nhưng có tính đa dạng và giá cả cạnh tranh. Đây là một áp lực lớn đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiêu thụ và sức cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần sáng tạo và cải tiến sản phẩm liên tục.
2. Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter
Để hiểu rõ hơn về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter, ta có thể phân tích về trường hợp cụ thể về cửa hàng Thế giới di động – một chuỗi cửa hàng bán lẻ chuyên về sản phẩm di động, máy tính bảng, phụ kiện và dịch vụ liên quan lớn nhất Việt Nam.
Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh
2.1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Trong lĩnh vực bán lẻ di động, TGDD phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, bao gồm các chuỗi cửa hàng di động khác như FPT, Viettel store, CellphoneS…. Cạnh tranh này tạo ra áp lực để TGDD phải liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ, đa dạng sản phẩm và giá cả để thu hút và giữ chân khách hàng.
2.2. Đối thủ tiềm ẩn
Nhìn chung thị trường bán lẻ điện thoại khá phức tạp, ngoài đối thủ cạnh tranh lớn như những cửa hàng kể trên thì các cửa hàng điện thoại trực tuyến hay các nhà bán lẻ tự kinh doanh cũng là những đối thủ tiềm ẩn. Tuy nhiên rất khó để có thể vượt qua chuỗi cửa hàng thế giới di động vì khách hàng thường có xu hướng ưu tiên lựa chọn những thương hiệu lớn có uy tín trên thị trường.
2.3. Nhà cung ứng
Một số nhà cung ứng lớn cho cửa hàng thế giới di động có thể kể đến như Apple, LG, Sony, Samsung, Panasonic,… Cửa hàng đều nhập trực tiếp các dòng điện thoại từ nhà sản xuất, vì vậy mặt hàng rất đảm bảo về mặt chất lượng, không cần lo hàng nhái. Chỉ có một vài nhãn hàng nhỏ thì cửa hàng mới nhập thông qua nhà phân phối.
2.4. Khách hàng
Với số lượng cửa hàng rộng khắp và thị phần lớn của TGDĐ, khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Điều này tạo ra áp lực đối với TGDĐ để tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt hơn, cung cấp giá trị gia tăng và đáp ứng mong đợi của khách hàng. Khách hàng có quyền lựa chọn nơi mua hàng dựa trên chất lượng sản phẩm, giá cả, dịch vụ sau bán hàng và trải nghiệm tổng thể.
2.5. Sản phẩm thay thế
Trong ngành công nghiệp di động, sự thay đổi công nghệ và xu hướng mới không ngừng xuất hiện. Cửa hàng TGDĐ phải đối mặt với áp lực từ các sản phẩm thay thế, chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ trực tuyến, nhà sản xuất điện thoại di động có cửa hàng bán lẻ riêng, hoặc các chuỗi cửa hàng nhỏ hơn. Điều này đòi hỏi TGDĐ phải kịp thời thích ứng và mở rộng sản phẩm, dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.
Xem thêm: 6 chiến lược bán hàng hiệu quả nhanh chóng
3. Mục tiêu của mô hình
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp đánh giá vị thế của mình và định hướng chiến lược tương lai để giảm thiểu rủi ro. Cụ thể, mô hình này tương ứng với 4 mục tiêu chính:
– Tìm hiểu và xác định đối thủ cạnh tranh của mình trong ngành
– Xác định mối quan hệ giữa nhà cung ứng và khách hàng
– Xác định các thách thức cũng như mối đe dọa từ bên ngoài đối với doanh nghiệp trong tương lai
– Xác định yếu tố rủi ro khi gia nhập vào thị trường chính thức
4. Lợi ích của mô hình
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và đem lại ba lợi ích cơ bản:
– Định hướng chiến lược phát triển: Phân tích tình trạng hiện tại và phát triển của ngành giúp doanh nghiệp xác định áp lực có lợi và đề xuất chiến lược phát triển tốt hơn.
– Tự đánh giá điểm mạnh, yếu: Tự nhìn nhận và đánh giá giúp doanh nghiệp nhận biết điểm mạnh, điểm yếu để đề xuất kế hoạch khắc phục.
– Nắm bắt tổng quan thị trường: Mô hình giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường đang thay đổi và cải tiến về mẫu mã, chất lượng để tăng cường sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ.
Trên đây là những kiến thức về mô hình kinh doanh theo 5 áp lực cạnh tranh của Porter mà các bạn có thể tham khảo. Tìm hiểu và phân tích kỹ về sự phát triển của doanh nghiệp theo mô hình này có thể giúp bạn tìm ra hướng giải quyết tốt và đề phòng những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai. Để có thêm những kiến thức về kinh doanh hãy theo dõi Shinecombank nhé. Chúc các bạn thành công!