Đối với những ai muốn bắt đầu mở một doanh nghiệp mới, thì việc hiểu rõ quy trình và các bước cần thiết để thành lập một doanh nghiệp là một điều cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những điều kiện cũng như thủ tục cần thiết để thành lập doanh nghiệp trong năm 2023.
Xem nhanh
- 1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp là gì?
- 2. Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty, doanh nghiệp
- 3. Cần chuẩn bị những gì để thành lập một công ty
- 4. Quy trình thành lập một doanh nghiệp?
- 4.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm
- 4.2. Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
- 4.3. Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- 4.4. Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- 4.5. Bước 5: Khắc dấu công ty
- 4.6. Bước 6: Mua chữ ký số (token)
- 4.7. Bước 7: Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
- 4.8. Bước 8: Đăng ký các loại giấy tờ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp là gì?
Thủ tục thành lập công ty là quá trình pháp lý mà chủ doanh nghiệp phải thực hiện tại các cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Độ phức tạp của các hồ sơ và thủ tục này sẽ phụ thuộc vào loại hình công ty được thành lập.
2. Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty, doanh nghiệp
2.1. Lựa chọn loại hình công ty
Trước khi mở một công ty mới, bạn cần phải lựa chọn một loại hình cho doanh nghiệp của mình. Theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam gồm: công ty TNHH ( 1 hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.
Trong đó, công ty TNHH và công ty cổ phần là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến và có lợi cho người mới bắt đầu thành lập doanh nghiệp.
Loại hình nào phù hợp cho người bắt đầu thành lập doanh nghiệp?
Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Phân loại thị trường mục tiêu cụ thể
2.2. Lệ phí thành lập doanh nghiệp
Công ty cần đóng những khoản phí sau để mở một doanh nghiệp gồm:
– Lệ phí đăng ký thành lập công ty
– Lệ phí công bố thông tin để được công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.
– Lệ phí khắc dấu công ty
– Chi phí mua chữ ký số, hoá đơn điện tử doanh nghiệp
– Chi phí phát sinh khác
3. Cần chuẩn bị những gì để thành lập một công ty
Trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị trước một số điều sau:
– Tên công ty: Nên đặt chung chung và có khả năng mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh sau này. Hạn chế cá nhân hoá vì sẽ khó mở rộng và phát triển về sau.
– Địa điểm để làm trụ sở công ty: trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp ở Việt Nam. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thành phố,…, số điện thoại, số fax và email.
– CMND hoặc CCCD của các thành viên sáng lập công ty.
4. Quy trình thành lập một doanh nghiệp?
4.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định trong Thông tư 01/ 2022/ TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.
– Dự thảo điều lệ công ty đối với các trường hợp thành lập công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
– Văn bản uỷ quyền cho người giao nộp hồ sơ trong trường hợp không phải người đại diện pháp luật của công ty nộp.
Các hồ sơ giấy tờ cần thiết để thành lập doanh nghiệp
– Bản sao công chứng CMND, CCCD, Hộ chiếu của chủ sở hữu và của các thành viên tham gia góp vốn, các cổ đông.
– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, cần có danh sách thành viên. Đối với công ty cổ phần, cần có danh sách cổ đông sáng lập.
– Các loại giấy tờ khác theo quy định về hình thức và loại ngành nghề mà người đăng ký lựa chọn.
4.2. Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
Sau khi đã hoàn thành bộ hồ sơ, người muốn đăng ký mở doanh nghiệp cần nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty/doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian giải quyết hồ sơ sẽ trong khoảng 3 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tuỳ vào tình hình thực tế mà có thể nhanh hoặc chậm hơn.
Xem thêm: 5 chiến lược kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp
4.3. Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hồ sơ hợp lệ được duyệt, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo qua email và lên phòng đăng ký doanh nghiệp (nơi nộp hồ sơ) để nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4.4. Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty/ doanh nghiệp cần phải thông báo công khai trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các nội dung sau:
– Ngành, nghề kinh doanh
– Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có) đối với công ty cổ phần.
Lưu ý: thời hạn thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 30 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4.5. Bước 5: Khắc dấu công ty
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp nhưng nội dung con dấu yêu cầu thể hiện những thông tin về doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Theo Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tự khắc con dấu và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty mà không cần đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây.
Khắc dấu công ty là bước cần thiết trong quá trình thành lập doanh nghiệp
4.6. Bước 6: Mua chữ ký số (token)
Theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp cần tiến hành mua chữ ký điện tử để tiến hành nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính. Hiện nay có các chữ ký số điện tử phổ biến là Viettel, ACC, VNPT, BKAV…
4.7. Bước 7: Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể liên hệ với bất kỳ ngân hàng nào để mở một tài khoản công ty, cầm theo con dấu và CMND/ CCCD của giám đốc hoặc giấy uỷ quyền (trường hợp uỷ quyền). Doanh nghiệp không cần thông báo tài khoản ngân hàng cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Cần đăng ký tài khoản ngân hàng đối với doanh nghiệp mới thành lập
4.8. Bước 8: Đăng ký các loại giấy tờ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngoài ra, tuỳ vào từng loại hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có thể phát sinh thêm chi phí cho việc đăng ký các loại giấy tờ khác. Ví dụ như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy phép kinh doanh vận tải, v.v
Xem thêm: 7 bước hoạch định chiến lược mà doanh nghiệp cần nắm rõ
Trên đây là những chia sẻ của Shinecombank về quy trình thành lập doanh nghiệp mới 2023. Các hồ sơ và thủ tục liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp có thể rất phức tạp, tùy thuộc vào loại hình công ty mà bạn muốn thành lập. Tuy nhiên, vượt qua được những khó khăn này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp, bao gồm quyền kiểm soát và quản lý doanh nghiệp, tăng cường uy tín và tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Vì vậy, hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng được coi là một sự khởi đầu thuận lợi cho sự nghiệp kinh doanh.