Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển khởi nghiệp Shinecombank

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân chi tiết nhất

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân chi tiết nhất

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân thường rườm rà hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Chúng cần rất nhiều thông tin và giấy tờ khác kèm theo. Vậy nên trước khi muốn trở thành doanh nghiệp tư nhân cần nắm chắc thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Trong bài viết dưới đây, Shinecombank sẽ trình bày chi tiết các quy trình và thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.

1. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân

Trước khi tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cần nắm được những điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân.

– Khi đặt tên cho doanh nghiệp không được trùng với bất kỳ với doanh nghiệp khác để tránh gây nhầm lẫn.

– Lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, tuyệt đối không kinh doanh các mặt hàng bị cấm đầu tư như mại dâm, buôn bán ma tuý…

– Mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Bởi vậy bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân. Vậy nên mọi trách nhiệm vô hạn đối với các rủi ro hay nghĩa vụ tài chính chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tất các vấn đề đó.

– Doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn vào bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào.

– Không được phát hành cổ phiếu hay bất cứ loại chứng khoán nào.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm những gì?

Để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ bao gồm rất nhiều giấy tờ pháp lý mà một hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân trong quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ có những giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị được đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Văn bản uỷ quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp tư nhân.

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân đầy đủ và chi tiết nhất

3.1. Bước 1: Chuẩn bị thông tin doanh nghiệp

– Tên doanh nghiệp: Đảm bảo tên doanh nghiệp phải khác với các doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi cả nước để không gây nhầm lẫn. Tên doanh nghiệp sẽ bao gồm 3 loại tên: Tên công ty tiếng Việt, tên công ty tiếng nước ngoài và yên công ty được viết tắt.

– Ngành nghề kinh doanh: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh có trong hệ thống ngành nghề quốc tế và được nhà nước công nhận.

– Địa chỉ doanh nghiệp: Trụ sở chính là địa điểm liên lạc và giao dịch của doanh nghiệp, nằm trên lãnh thổ của Việt Nam. Địa chỉ phải ghi đầy đủ, chi tiết từ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường, xóm, ấp, xã, phường, thành phố…số điện thoại, fax(nếu có).

Cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin có liên quan nhằm lập hồ sơ khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin có liên quan nhằm lập hồ sơ khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

– Vốn đầu tư: Mức vốn mà chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư đi vào hoạt động doanh nghiệp tư nhân và phải góp đầy đủ đúng thời hạn 90 ngày kể từ khi được cấp giấy phép.

– Chuẩn bị 02 bản sao CCCD có công chứng của chủ doanh nghiệp.

– Địa chỉ thường trú

– Địa chỉ hiện tại

– Tên người liên hệ

– SĐT người liên hệ

– Email liên hệ

– SĐT để ở giấy phép doanh nghiệp tư nhân

                    Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp 2023

3.2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập

Như đã đề cập ở trên, hồ sơ để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  1. CMND hoặc CCCD, hộ chiếu của chủ doanh nghiệp sao y công chứng.
  2. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp tư nhân.
  3. Giấy uỷ quyền cho cá nhân hay tổ chức (nếu có).

3.3. Bước 3: Nộp hồ sơ

– Nộp đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, nộp chúng tại Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/ Thành phố nơi đã đăng ký.

– Kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, thông báo bổ sung hay điều chỉnh hồ sơ.

3.4. Bước 4: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 32 luật doanh nghiệp 2020:

– Sau khi được cấp giấy chứng nhận phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia và nộp phí theo quy định của nhà nước. Nội dung công bố sẽ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin ngành nghề kinh doanh.

– Thời hạn thông báo công khai thông tin là 30 ngày kể từ ngày được công khai.

3.5. Bước 5: Khắc con dấu

Theo quy định, khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thực hiện khắc con dấu doanh nghiệp:

– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dưới hình thức chữ ký số theo quy định về giao dịch điện tử.

Để nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân cần phải khắc con dấu doanh nghiệp

Để nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân cần phải khắc con dấu doanh nghiệp

– Doanh nghiệp phải quyết định loại dấu, số lượng, hình thức, nội dung dấu, văn phòng đại diện hay đơn vị khác…

– Doanh nghiệp được sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

– Thời gian thực hiện khắc dấu tròn khoảng 01 ngày làm việc.

3.6. Bước 6: Nộp hồ sơ khai thuế

Sau khi được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian 30 ngày kể từ khi được cấp phép. Lúc này, kế toán cũng cần phải thực hiện thủ tục nộp tờ khai thuế môn bài cho doanh nghiệp của mình.

                    Xem thêm: 9 loại thuế doanh nghiệp cần biết 2023

3.7. Bước 7: Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Để mở tài khoản ngân hàng thành công người đại diện cần có những giấy tờ sau:

  1. CMND/ CCCD (công chứng).
  2. Giấy chứng nhận doanh nghiệp (công chứng).
  3. Điều lệ công ty (bản sao).
  4. Con dấu doanh nghiệp.
  5. Bản thông báo về việc đăng thông tin con dấu (công chứng).

3.8. Bước 8: Đăng ký chữ ký số khai thuế

Sau khi doanh nghiệp được thành lập, doanh nghiệp phải mua phần mềm chữ ký số điện tử để thực hiện nộp tờ khai, đóng thuế qua mạng. Để đảm bảo không mắc sai lầm phải mua chữ ký số kịp thời nếu không doanh nghiệp sẽ làm chậm báo cáo thuế dẫn tới bị phạt thuế nặng.

Doanh nghiệp tư nhân phải mua phần mềm chữ ký số nhằm nộp tờ khai và đóng thuế qua mạng theo quy định

Doanh nghiệp tư nhân phải mua phần mềm chữ ký số nhằm nộp tờ khai và đóng thuế qua mạng theo quy định

3.9. Bước 9: Đăng ký hoá đơn điện tử

Ở bước này doanh nghiệp phải đăng ký hoá đơn điện tử với cơ quan thuế trước khi thực hiện xuất hoá đơn sản phẩm hay dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ dùng phần mềm chữ ký số lựa chọn ngân hàng để đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp tư nhân. Khi ấy, ngân hàng xác nhận trên hệ thống.

 

Trên đây là các bước thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể nắm được chúng để thực hiện thủ tục một cách dễ dàng nhất.

thanh.tl

thanh.tl

Shinecombank

Công ty Shinecombank được thành lập vào ngày 8/3/2020 với tên gọi ban đầu là “Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp”. Sau quá trình đầu tư vào nhiều dự án, công ty đã thành công với 2 dự án lớn trong lĩnh vực ngoại ngữ và giáo dục. Năm 2022, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Tư Vấn, Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp Shinecombank”. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới bắt đầu, công ty đã đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi để thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Với mục tiêu nhân bản 1000 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong ngành giáo dục và hình thành trung tâm đào tạo khởi nghiệp sau 5 năm, công ty đang chuẩn bị cho một hướng đi đột phá trong tương lai.

Bài viết liên quan