Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển khởi nghiệp Shinecombank

Truyền thông đại chúng là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng

Trong thời đại cạnh tranh gắt như ngày nay, người dùng đón nhận rất nhiều thông tin khác nhau. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng đúng đắn không chỉ là yếu tố quyết định đến thành công của một doanh nghiệp hay tổ chức, mà còn để lại ấn tượng sâu sắc với xã hội. Để tiến tới thành công, doanh nghiệp cần nhìn xa trông rộng, xây dựng mối liên kết tốt hơn và tận dụng những cơ hội mà Truyền thông đại chúng mang lại.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng. Thậm chí có rất nhiều doanh nghiệp phải thuê bên thứ ba để xây dựng một chiến lược. Hiểu được điều đó, Shinecombank sẽ chia sẻ các kiến thức cơ bản và cách để xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng chi tiết nhất.

1. Truyền thông đại chúng là gì?

Truyền thông đại chúng là một quá trình truyền tải thông tin, tin tức hay thông điệp quan trọng từ một tổ chức, doanh nghiệp đến công chúng. Việc này được thực hiện thông qua các phương tiện Truyền thông khác nhau. Mục tiêu của Truyền thông đại chúng là tiếp cận được số lượng lớn người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm để tạo dựng hình ảnh và xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp.

 

Các phương tiện Truyền thông đại chúng sẽ bao gồm báo chí, truyền hình, đài phát thanh, tạp chí, website và nhiều nền tảng Truyền thông khác. Mỗi phương tiện đều ảnh hưởng trực tiếp đến cách người dùng tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài. Vậy nên, doanh nghiệp cần lựa chọn được phương tiện Truyền thông phù hợp với chiến lược của mình.

Định nghĩa về truyền thông đại chúng

Định nghĩa về truyền thông đại chúng

Xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức công chúng. Nhờ quyền lực của Truyền thông đại chúng, người ta có thể tham gia vào các cuộc tranh luận, chia sẻ kiến thức để tạo sự thay đổi cho xã hội.

2. Xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng có ý nghĩa như thế nào?

Xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng có ý nghĩa rất to lớn với mỗi doanh nghiệp. Chúng có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và thành công của một tổ chức hay doanh nghiệp.

                  Xem thêm: 6 bước xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ đầy đủ nhất

Chiến lược Truyền thông đại chúng giúp doanh nghiệp thể hiện được những thông điệp muốn truyền tải cho công chúng. Nó tạo dựng hình ảnh và xây dựng danh tiếng dựa trên thông điệp và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Khi xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng đúng đắn sẽ đảm bảo tính chân thực và sự minh bạch. Điều này giúp tạo dựng niềm tin và lòng tin cậy từ khách hàng và công chúng mục tiêu.

Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch truyền thông đại chúng

Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch truyền thông đại chúng

 

Ngoài ra, Truyền thông đại chúng có sức mạnh thuyết phục và ảnh hưởng đến các ý kiến, quan điểm và hành vi của công chúng. Khi ấy, doanh nghiệp xây dựng chiến lược Truyền thông đúng đắn giúp định hình tư duy của người khác về một vấn đề cụ thể. Đồng thời, khi thông điệp và nội dung được truyền tải hiệu quả một cách hiệu quả qua nhiều kênh Truyền thông sẽ tăng cường tiếp cận đối tượng mục tiêu, tạo sự nhận diện thương hiệu.

3. 6 bước xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng hiệu quả

Để xây dựng chiến lược Truyền thông đại chúng chuyên nghiệp cần thực hiện 6 bước sau đây:

  • Bước 1: Tìm hiểu và đánh giá môi trường Truyền thông.
  • Bước 2: Xác định mục tiêu Truyền thông cụ thể và đối tượng hướng đến.
  • Bước 3: Định hình thông điệp muốn truyền tải và tạo nội dung thu hút đối tượng Truyền thông.
  • Bước 4: Lựa chọn các phương tiện và kênh Truyền thông phù hợp.
  • Bước 5: Triển khai các kế hoạch và lên lịch cho công việc.
  • Bước 6: Đo lường hiệu quả chiến dịch và điều chỉnh nếu cần thiết.

                  Xem thêm: 6 bước quy trình tổ chức sự kiện nội bộ hiệu quả

4. Điểm giống nhau giữa Truyền thông và Marketing

Mục tiêu đối tượng: Cả hai đều hướng đến việc tương tác của đối tượng mục tiêu, nhằm hiểu được hành vi và phản ứng của khách hàng. Mong muốn tạo dựng được lòng tiên, tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với công chúng.

 

Sử dụng các phương tiện Truyền thông: Sử dụng các phương tiện để truyền đạt thông điệp và nội dung đến đối tượng mục tiêu. Các phương tiện đó có thể là báo chí, truyền hình đài phát thanh, mạng xã hội, website…

Đặc điểm giống nhau của truyền thông đại chúng và Marketing

Đặc điểm giống nhau của truyền thông đại chúng và Marketing

 

Tạo dựng niềm tin với khách hàng: Cả Truyền thông và Marketing đều mong muốn tạo dựng lòng tin và niềm tin cậy từ khách hàng thông qua việc truyền tải thông điệp chân thực, có tính minh bạch.

5. Truyền thông khác với Marketing như thế nào?

Yếu tố Truyền thông Marketing
Đối tượng chính Tập trung vào việc truyền tải thông điệp và các thông tin từ tổ chức hay doanh nghiệp thông qua các phương tiện Truyền thông như báo chí, truyền hình, mạng xã hội… Tập trung vào việc xây dựng và thực hiện các chiến lược để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp nhằm tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng để tạo ra lợi nhuận.
Mục tiêu Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, định hình quan điểm công chúng vào tạo niềm tin. Tăng cường tiếp cận và tương tác tích cực với khách hàng mục tiêu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nội dung Tập trung vào truyền tải thông tin, tin tức, ý nghĩa của công ty hoặc sự kiện và thông điệp xã hội. Tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, giá trị tiện ích, khuyến mãi và chú trọng vào lợi ích của khách hàng.
Phạm vi Bao gồm cả Truyền thông Truyền thông như báo chí, truyền hình, đài phát thanh và Truyền thông kỹ thuật số như mạng xã hội, website, blog hay email marketing. Bao gồm tất cả các hoạt động quảng cáo, PR, tiếp thị trực tuyến, tiếp thị nội bộ và chiến lược thương mại khác.

                  Xem thêm: 8 bước hoạch định chiến lược kinh doanh dẫn tới thành công

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ các kiến thức về truyền thông đại chúng và cách để xây dựng chiến lược truyền thông chuyên nghiệp. Tóm lại, truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, tạo ra sự tương tác tích cực giữa doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu.

thanh.tl

thanh.tl

Shinecombank

Công ty Shinecombank được thành lập vào ngày 8/3/2020 với tên gọi ban đầu là “Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp”. Sau quá trình đầu tư vào nhiều dự án, công ty đã thành công với 2 dự án lớn trong lĩnh vực ngoại ngữ và giáo dục. Năm 2022, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Tư Vấn, Đầu Tư và Phát Triển Khởi Nghiệp Shinecombank”. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới bắt đầu, công ty đã đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi để thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Với mục tiêu nhân bản 1000 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong ngành giáo dục và hình thành trung tâm đào tạo khởi nghiệp sau 5 năm, công ty đang chuẩn bị cho một hướng đi đột phá trong tương lai.

Bài viết liên quan